vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường chứng khoán: Những con số xô đổ nhiều kỷ lục và dự báo

2021-11-08 17:05

"Cơn bão" đầu tư chứng khoán 

Thống kê của một số công ty chứng khoán (CTCK) cho thấy, độ tuổi của người mở tài khoản ngày càng trẻ, chủ yếu dưới 30 tuổi. Theo CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN), khoảng 2/3 số tài khoản chứng khoán đã mở tại công ty này do những người trẻ từ 20 đến 30 tuổi sở hữu. Ngay tại các trường đại học, đặc biệt là ở khối ngành kinh tế, nhiều câu lạc bộ chứng khoán sinh viên thu hút cả trăm bạn trẻ gia nhập.

Còn tại các quán cafe, xung quanh khu công sở, câu chuyện, bàn luận về chứng khoán xuất hiện mọi lúc. Anh Nhật Bình (nhân viên ngân hàng, Hà Nội) cho biết, hầu như đồng nghiệp của mình đều quan tâm, nói chuyện về chứng khoán hằng ngày, thậm chí còn lập, rủ nhau tham gia các nhóm “phím hàng” để nghe ngóng thông tin trên mạng xã hội. Trong các nhóm mà anh Bình nhắc đến, quản trị viên thường là môi giới chứng khoán (broker), tạo cộng đồng cho thành viên thảo luận.

Tài chính - Ngân hàng - Thị trường chứng khoán: Những con số xô đổ nhiều kỷ lục và dự báo

Mỗi broker có thể nắm trong tay vài nhóm, lên tới hàng nghìn thành viên, chia làm các mục đích khác nhau: Khách hàng mới, khách quản lý tài khoản, khách VIP. Đội nhóm liên tục được mở rộng, nhưng sẽ giải tán sau 1 thời gian nếu khách hàng mới không mở tài khoản, hoặc không đóng phí vào nhóm VIP. Bằng nhiều nguồn khác nhau, số lượng tài khoản mở mới tăng đều đặn hơn 100.000 tài khoản/tháng trong suốt 8 tháng qua. Nếu tốc độ này được duy trì, hết năm 2021, số tài khoản trên thị trường chứng khoán sẽ vượt mốc 4 triệu (hiện là 3,8 triệu tài khoản).

Thị trường sôi động với sự gia nhập của cả triệu tài khoản mới góp phần đẩy thanh khoản liên tục phá kỷ lục. 4 phiên giao dịch trong tuần qua (2, 3, 4, 5/11), tổng thanh khoản toàn thị trường chứng khoán đạt trên 132.000 tỷ đồng, trong đó phiên 3/11 xác lập kỷ lục 52.000 tỷ đồng trao tay trên thị trường. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 5/11, VN-Index lập đỉnh 1.456,6 điểm. Cá nhân trong nước là nhóm mua ròng mạnh nhất với giá trị 3.079 tỷ đồng trên HoSE.

Hệ thống giao dịch mới của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) được đưa vào vận hành kể từ đầu tháng 7/2021 đã giúp giải tỏa “nút thắt” về thanh khoản trong giai đoạn trước đó và khiến cho thanh khoản trung bình mỗi phiên trên HoSE tăng mạnh cả về giá trị và khối lượng giao dịch kể từ thời điểm đó. Thanh khoản HoSE tháng 10 đạt 22.139 tỷ đồng tăng gần 6% về giá trị so với tháng trước.

Dòng tiền dồi dào 

Cùng với hiện tượng "nhà nhà, người người đầu tư chứng khoán", thời gian gần đây thị trường chứng khoán liên tục xuất hiện các phiên giao dịch tỉ đô, không dừng lại ở thanh khoản 48.500 tỉ đồng xác lập vào phiên 20/8. 

Mới đây nhà đầu tư cũng chứng kiến thanh khoản toàn thị trường chứng khoán lên mức kỷ lục lịch sử với gần 52.000 tỉ đồng (gần 2,3 tỉ USD, phiên 3/11).

Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Đông Á - cho rằng số nhà đầu tư chứng khoán tăng mạnh, đặc biệt là nhà đầu tư mới nhưng vốn không nhỏ, là một trong những yếu tố quan trọng giúp thanh khoản thị trường tăng vọt. 

"Việc triển khai hệ thống mới của FPT cũng giúp sàn HoSE hết tắc nghẽn, giao dịch trơn tru, tiền đổ vào dễ dàng" - ông Tuấn khẳng định.

Theo TS. Lê Đạt Chí, các nhà đầu tư F0 dù mới mẻ trên thị trường chứng khoán nhưng cũng là những "cá mập" ở nhiều thị trường khác, đặc biệt là bất động sản, nên có dòng tiền rất lớn. Trong thời gian việc di chuyển, tham quan các dự án khó khăn, nhóm này đã chuyển sang kênh chứng khoán, đẩy thanh khoản tăng lên. 

"Thị trường huy động được nhiều nguồn lực của xã hội, với dòng tiền mới động viên khá lớn, thị trường lại diễn biến tích cực... càng kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường" - ông Chí nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam có thể cao hơn nữa vì còn rất nhiều "tiền tươi" nằm trong tài khoản nhà đầu tư, chờ thời cơ để giải ngân. Bởi theo số liệu từ các công ty chứng khoán vào cuối quý 3-2021, số dư tiền gửi của khách hàng vào khoảng 92.000 tỉ đồng, tăng khoảng 6.000 tỉ đồng so với quý trước, kỷ lục trong lịch sử.

Chưa kể "tiền nóng", dư nợ cho vay tại 60 công ty chứng khoán hàng đầu đạt gần 154.000 tỉ đồng tính đến cuối quý 3/2021, cao kỷ lục trong vòng 21 năm thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Tài chính - Ngân hàng - Thị trường chứng khoán: Những con số xô đổ nhiều kỷ lục và dự báo (Hình 2).

Nguồn: Tuổi trẻ. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, với lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp, nhiều người đã quyết định chuyển tiền tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán với kỳ vọng kiếm lợi nhuận cao hơn.

"Thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư. Sau khi các tỉnh thành nới lỏng giãn cách xã hội, kèm thông tin của Bộ Tài chính về thiết kế gói hỗ trợ lãi suất từ 10.000 - 20.000 tỉ đồng để kích cầu nền kinh tế, cũng khiến nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan hơn về triển vọng của nền kinh tế" - một chuyên gia nói.

Trong khi đó, theo TS. Lê Đạt Chí, dịch Covid-19 gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ, chứng tỏ bản lĩnh ăn nên làm ra, "bức tranh tài chính quý 3 khả quan đã lôi cuốn nhà đầu tư đổ tiền vào chứng khoán".

Kịch bản tích cực

Theo số liệu từ FiinGroup, 9 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng giao dịch của cá nhân trong nước chiếm hơn 80% toàn thị trường. Sự bùng nổ thanh khoản có yếu tố hỗ trợ từ dòng tiền cho vay ký quỹ (margin), trong đó, nhà đầu tư cá nhân được cho là đối tượng ưa thích dùng margin trong đầu tư. Các công ty chứng khoán cũng ồ ạt tăng vốn để có thể tăng cho vay margin, trong bối cảnh dư địa cho vay còn lại của một số công ty đã khá hạn hẹp.

Cụ thể, 30 CTCK có kế hoạch tăng vốn trong năm 2021 thông qua các hình thức như cổ tức, quyền mua, phát hành riêng lẻ… với tổng số vốn thêm khoảng 24.339 tỷ đồng. Tháng 10/2021, hai CTCK là SSI và Mirae Asset đã hoàn tất tăng vốn. Mức vốn điều lệ tăng lên ở cả hai công ty là trên 1.130 tỷ đồng và đều từ nguồn tiền mới của cổ đông hiện hữu.

Thống kê báo cáo tài chính quý 3/2021 của hơn 70 công ty chứng khoán cho thấy, tính đến 30/9/2021, tổng dư nợ đạt trên 154.000 tỷ đồng, tăng 68% so với cuối năm 2020.

Theo tính toán của YSVN, quý 3/2021, tỷ lệ margin/vốn hóa đạt mức 2.75%, cao nhất kể từ năm 2014 đến nay. Mức tăng trưởng margin cao vượt trội so với mức tăng trưởng của thị trường phản ánh rủi ro trong sử dụng đòn bẩy tài chính gia tăng trên thị trường. Tuy nhiên, hết quý 3, tại các CTCK có tới 92.000 tỷ đồng - số dư tiền gửi của nhà đầu tư “nằm chờ” giải ngân.

Tài chính - Ngân hàng - Thị trường chứng khoán: Những con số xô đổ nhiều kỷ lục và dự báo (Hình 3).

Nhóm phân tích của YSVN cho rằng, việc mở cửa nền kinh tế đang là động lực tăng trưởng mới của thị trường chứng khoán trong tháng 11/2021. Thông tin về gói kích cầu sẽ giúp khôi phục nền kinh tế, khơi thông dòng vốn và kích thích tiêu dùng sau giai đoạn dịch bệnh kéo dài. Bên cạnh đó, lãi suất vẫn trong xu hướng giảm ở các kỳ hạn ngắn cho thấy, thị trường cổ phiếu vẫn là kênh tăng trưởng tốt nhất trong ngắn và trung hạn.

Ở kịch bản tích cực, YSVN cho rằng, VN-Index sẽ hướng thẳng về mức 1.534 điểm trong tháng 11, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa, nhỏ vẫn thu hút dòng tiền. Tuy nhiên, dòng tiền có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu nhờ vào sức hồi phục trong quý 4/2021, khi nền kinh tế dần hoạt động trở lại.

Tín hiệu lạc quan về sự tăng trưởng 

Trước các mức kỷ lục của thị trường chứng khoán, ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, nhận định: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục mạnh mẽ sau đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Một trong các yếu tố quan trọng nhất tạo đà cho sự hồi phục này là định hướng sống chung với đại dịch của Chính phủ Việt Nam, cụ thể hóa bằng chiến dịch phủ vắc-xin thần tốc chỉ trong vài tháng tại Tp.HCM, Hà Nội và một số vùng trọng điểm sản xuất. Đồng thời, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng tốc độ phủ vắc-xin tại các tỉnh, thành trên cả nước để nhanh chóng mở cửa toàn bộ nền kinh tế.

“Nỗ lực của Chính phủ đã ghi điểm, gia tăng lòng tin của nhà đầu tư hiện hữu và thu hút nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục vào Việt Nam - vốn được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới” - ông Don Lam đánh giá về sự tăng trưởng bền bỉ của thị trường chứng khoán.

Ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE), cũng nhìn nhận thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ trước hết do các nhà đầu tư đặt niềm tin vào khả năng hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, chính việc tăng trưởng của nhà đầu tư cá nhân đã đem lại một làn sóng mới trên thị trường. Làn sóng nhà đầu tư cá nhân vẫn liên tục tham gia thị trường ngày càng lớn với con số hàng triệu tài khoản mở mới. Đây là động lực quan trọng cho thị trường chứng khoán hiện nay.

Tài chính - Ngân hàng - Thị trường chứng khoán: Những con số xô đổ nhiều kỷ lục và dự báo (Hình 4).

Sự tăng trưởng chứng khoán còn đến từ sự phát triển mạnh mẽ công nghệ. Các nhà đầu tư giờ đây có thể ngồi tại nhà, thông qua Internet dễ dàng mở tài khoản tham gia thị trường và nhà môi giới cũng dễ dàng quản lý, hỗ trợ cho hàng ngàn nhà đầu tư. Điều này chưa từng có nếu nhìn về quá khứ.

“Mặt khác, sàn giao dịch đã được nâng cấp giúp thị trường vận hành thông suốt, mượt mà hơn. Nó giống như trước đây con đường chỉ có hai làn đường thì giờ đây đã mở rộng đến 8-10 làn đường. Điều này có nghĩa rằng giao dịch mua bán không bị hạn chế về số lượng lệnh như trước đây, cung cầu đều được thỏa mãn nên đã đưa thanh khoản lên mức kỷ lục” - ông Trà giải thích.

Phát triển thị trường chứng khoán thành kênh dẫn vốn

Theo các chuyên gia, hiện nay dòng tiền của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân, từ các doanh nghiệp (DN) tham gia nhiều vào thị trường chứng khoán một phần do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, hoạt động sản xuất bị đình trệ nên xuất hiện lượng tiền nhàn rỗi tạm thời. Nhưng khi kinh tế phát triển trở lại thì có thể dòng tiền này lại rút ra đưa vào sản xuất. Khi đó, thị trường lại ảm đạm thì DN sẽ khó huy động vốn như nhiều giai đoạn trước đây. Hơn nữa, để đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế thì hiện nay quy mô của thị trường trong nước vẫn còn khá khiêm tốn.

GS-TS Trần Ngọc Thơ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng TTCK VN vẫn chưa phải là kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế, vẫn còn xa với mục tiêu đề ra của Chính phủ.

Hiện nay, kênh tạo vốn chính của nền kinh tế vẫn là hệ thống ngân hàng (NH). Các DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hay có những dự án đầu tư lớn vẫn chưa nghĩ đến việc lên huy động vốn thông qua TTCK. Do đó, để phát triển TTCK thật sự thành kênh dẫn vốn chính, có thể song hành với hệ thống NH thì có nhiều việc phải làm.

Trong đó, định hướng của Chính phủ đang đi đúng là phát triển kênh trái phiếu, bởi khi DN cần nguồn vốn đầu tư dài hạn thì vẫn ưu tiên huy động vốn bằng trái phiếu vì có hiệu quả hơn thông qua vốn cổ phiếu.

Chính phủ cần đa dạng hơn nữa các chính sách khuyến khích, phát triển trái phiếu DN, không chỉ là trái phiếu của DN bất động sản như vừa qua mà của DN thuộc nhiều ngành nghề khác.

Đồng thời, thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm DN để minh bạch thông tin, kiểm soát rủi ro đối với NĐT tham gia. Ngoài ra, đối với thị trường cổ phiếu cũng phải thúc đẩy vấn đề minh bạch thông tin, gia tăng uy tín của thị trường để ngày càng phát triển hơn.

Còn theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CK Đông Á, việc phát triển thị trường trái phiếu DN là cần thiết vì có sự tham gia nhiều của các NH, công ty bảo hiểm với lượng vốn lớn. Nhưng thị trường cổ phiếu khi phát triển cũng sẽ ngày càng quan trọng.

Do đó, ngoài việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch hơn nữa việc công bố thông tin, giao dịch trên TTCK thì Chính phủ vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc cổ phần hóa DN, thoái vốn nhà nước. Đồng thời, xúc tiến nhanh việc đưa các DN nhà nước sau cổ phần hóa lên niêm yết và giao dịch trên sàn CK.

Việc bán phần vốn nhà nước ở nhiều DN thời gian qua đã thu hút thêm dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, cổ phiếu của nhiều DN mới tham gia trên sàn sẽ tạo ra sự sôi động nhiều hơn khi có thêm sự tham gia của cổ đông cũ và mới của chính các DN này.

Khi đó, nền kinh tế tăng trưởng trở lại, có thể dòng tiền tham gia hiện nay trên TTCK từ các DN, công ty bảo hiểm... sẽ quay trở lại hoạt động kinh doanh sản xuất. Nhưng bù lại, thị trường sẽ có dòng vốn ngoại quay trở lại khi kinh tế VN phát triển ổn định như trước đây và cùng với dòng vốn của NĐT trong nước vẫn tiếp tục thúc đẩy quy mô TTCK phát triển, thành kênh huy động vốn cho rất nhiều DN.

Hương Anh (tổng hợp) 

Xem thêm: lmth.811335a-oab-ud-av-cul-yk-ueihn-od-ox-os-noc-gnuhn-naohk-gnuhc-gnourt-iht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường chứng khoán: Những con số xô đổ nhiều kỷ lục và dự báo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools