vĐồng tin tức tài chính 365

Bài học từ Thái Lan: Tàu trên cao lỗ nặng, nhà vận hành đòi trả nợ hoặc "dân khỏi đi tàu"

2021-11-09 15:19

Hồi tháng 2 vừa qua, nhà điều hành Hệ thống Giao thông Công cộng Skytrain Bangkok (BTSC) đã đưa ra "tối hậu thư" cho các quan chức thành phố: "Trả hết khoản nợ hơn 30 tỷ baht nếu không Tuyến Skytrain Green Line sẽ ngừng hoạt động" và cho Cơ quan quản lý đô thị Bangkok (BMA) 60 ngày để trả nợ.

Thep đó, BMA nợ hơn 9,6 tỷ baht (khoảng 300 triệu USD) tiền lương liên quan đến việc vận hành tuyến Green Line và hơn 20 tỷ baht (khoảng 600 triệu USD) tiền mua hệ thống điều hành tàu.

Đường tàu trên cao lỗ nặng

Để trả các khoản nợ, BMA thông báo rằng họ sẽ tăng giá vé tối đa trên Tuyến tàu BTS Skytrain Green từ 65 baht lên 158 baht (tương đương từ 40 nghìn lên 110 nghìn VNĐ).

Sau phản ứng dữ dội, các quan chức thành phố sau đó đã hạ trần giá vé xuống 104 baht (71 nghìn VNĐ) để giảm bớt gánh nặng cho người đi lại trong đại dịch Covid-19. Giá vé mới được áp dụng từ ngày 16 tháng 2.

Nhiều người không đồng tình với việc tăng giá và Sở Giao thông Đường sắt kêu gọi các quan chức thành phố đình chỉ mức trần giá vé tối đa.

Được biết, mạng lưới tàu trên cao BTS của Thái Lan hiện chạy 68,25 km qua 59 trạm ở Bangkok và các tỉnh lân cận Samut Prakan và Pathum Thani.

Các nghị sĩ từ Đảng Bhumjaithai, cơ quan phụ trách Bộ Giao thông Vận tải, đã kiến nghị Tòa án Hành chính Trung ương để ra lệnh dừng việc tăng giá vé.

Bài học từ Thái Lan: Tàu trên cao lỗ nặng, nhà vận hành đòi trả nợ hoặc dân khỏi đi tàu - Ảnh 1.

Một đoàn tàu điện đang rời ga Khu Khot trên tuyến Green Line ở Pathum Thani.

Điều gì đã dẫn đến việc tăng giá vé mạnh?

BMA nợ nhà điều hành BTSC hơn 9,6 tỷ baht sau khi cho chi phí hoạt động 3 phần mở rộng của tuyến Green Line kể từ năm 2017. Ba phần mở rộng là các tuyến Mo Chit-Khu Khot và Bearing-Kheha của Tuyến Sukhumvit và Tuyến Silom từ Saphan Taksin đến Bang Wa.

Vào ngày 1/2, BTSC nói với BMA rằng họ phải trả đủ tiền nếu không các dịch vụ Skytrain có thể bị tạm dừng do gánh nặng nợ nần.

"Nếu chúng tôi sụp đổ vì các khoản nợ chưa thanh toán, các dịch vụ của Green Line sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn," một giám đốc điều hành của BTSC cho biết.

Vấn đề đã bắt đầu từ cuối năm ngoái, khi chính phủ được cho là đã trì hoãn việc đưa ra quyết định về việc có chấp nhận yêu cầu của BMA về việc gia hạn nhượng quyền khai thác tuyến Green Line của BTSC từ năm 2029 đến năm 2059 hay không. Thỏa thuận sẽ giới hạn giá vé tối đa ở mức 65 baht và BTSC sẽ trả cho BMA một phần trong doanh thu 200 tỷ baht của tuyến BTS. Việc nhượng quyền này cũng giúp BMA không phải trả khoản chi phí lãi vay 1,3 tỷ baht/năm.

Vấn đề của BMA

Lãnh đạo Bangkok Aswin Kwanmuang khẳng định việc tăng giá vé là hợp lý, vì chính phủ không phải trả tiền cho việc xây dựng mạng lưới BTS, hay tuyến Green Line.

Trong khi đó, BMA đã đồng ý gánh chịu khoản lỗ từ 3 tỷ baht đến 4 tỷ baht do hoạt động của phần mở rộng tuyến Green Line mỗi năm.

Việc xây dựng mạng lưới Skytrain ban đầu - Tuyến Sukhumvit dài 17 km từ Onnut đến Mo Chit và tuyến Silom dài 6,5 km từ Sân vận động Quốc gia đến Saphan Taksin - do chính BTSC chi trả. Hệ thống đi vào hoạt động từ năm 1999, công ty thua lỗ trong 10 năm đầu tiên, sau đó 10 năm hòa vốn và chỉ mới bắt đầu có lãi khiêm tốn.

Bài học từ Thái Lan: Tàu trên cao lỗ nặng, nhà vận hành đòi trả nợ hoặc dân khỏi đi tàu - Ảnh 2.

Hành khách đeo khẩu trang đi trên tuyến Green Line. Ảnh: Lillian SUWANRUMPHA

"Nhưng chính phủ đã trả tiền cho việc xây dựng các tuyến đường khác," ông Aswin nói. "Chúng tôi sẽ không hoãn việc tăng giá vé vì chúng tôi phải bồi thường cho công ty BTSC".

Ông Aswin cho rằng chính phủ phải chịu trách nhiệm vì đã từ chối đề xuất gia hạn nhượng quyền. "Nếu Nội các thông qua đề xuất, sẽ không có vấn đề gì", ông nói.

BTSC và BMA đã tuân thủ đầy đủ Đạo luật Đối tác Công - Tư và sẽ hoan nghênh bất kỳ cuộc điều tra nào về hoạt động của họ, bao gồm cả của Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia, ông nói thêm.

Giảm giá vé cho hành khách

Khoảng 700.000 đến 800.000 hành khách đi BTS mỗi ngày. Tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan cho biết việc buộc họ phải trả tới 104 baht cho một chuyến đi là không hợp lý.

"Với giá vé cao như vậy, BTS sẽ chỉ còn là lựa chọn cho một số người. Không phải ai cũng có thể đi nó và nó sẽ không còn là phương tiện giao thông công cộng thích hợp nữa", tổ chức này cho biết.

Theo mức giá mới, một chuyến đi hai chiều tại BTS sẽ khiến một công nhân có mức lương tối thiểu phải tiêu tới hơn 60% thu nhập hàng ngày của họ. Ngược lại, giá vé tàu điện ngầm ở Paris, London, Tokyo, Singapore và Hong Kong chỉ bằng 3 đến 9% mức lương tối thiểu hàng ngày.

Các hành khách cho biết giá vé BTS Green Line mới đắt đỏ ngay cả khi so sánh với các tuyến tàu điện khác ở Thái Lan.

Bài học từ Thái Lan: Tàu trên cao lỗ nặng, nhà vận hành đòi trả nợ hoặc dân khỏi đi tàu - Ảnh 3.

Một nhà sư đeo khẩu trang bước xuống cầu thang tại ga tàu BTS Skytrain ở Bangkok. Ảnh: Lillian SUWANRUMPHA / AFP

Phó lãnh đạo Đảng Dân chủ Samart Ratchapolsitte, cựu phó thống đốc Bangkok, cho biết nỗi lo lắng của hành khách về việc tăng giá vé có thể được giải quyết nếu chính quyền trung ương đồng ý gánh thiệt hại tài chính của BMA hoặc nếu BMA đồng ý cắt giảm phần lợi nhuận từ BTS.

Tuy nhiên, Sumet Ongkittikul, giám đốc nghiên cứu về Chính sách Giao thông và Hậu cần tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, cho rằng: "Chính phủ nên nghĩ đến lợi ích công cộng và lợi ích kinh tế khi phát triển các dự án như vậy. Ngoài ra cũng phải suy nghĩ về cách kết nối tất cả các tuyến đường mà không khiến tổng giá vé tăng cao."

Hồi tháng 6, Bộ Giao thông Đường sắt Thái Lan (DoRT) đã gửi yêu cầu đàm phán về quyết định tăng trần giá vé trên tàu điện BTS Skytrain tuyến Green Line từ 65 baht lên 104 baht kể từ ngày 16/2.

Cục trưởng Cục Giao thông Đường sắt Kittiphan Panchan muốn BMA hoãn việc tăng giá vé để hai bên có cơ hội thỏa hiệp.

Khi BMA lần đầu tiên tuyên bố gia hạn nhượng quyền khai thác tuyến Green Line, DoRT đề xuất rằng mặc dù giá vé phản ánh chi phí vận hành dịch vụ, nhưng chúng không bao giờ nên trở thành gánh nặng cho hành khách vì tàu trên không được thiết kế chủ yếu để giúp giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông ở Bangkok.

Chi phí đi tàu điện trung bình bằng 35% mức lương tối thiểu và ông Kittiphan đề xuất rằng nếu giá vé tối đa giảm xuống từ 65 baht, số lượng hành khách sẽ tăng lên.

Ngoài ra, nếu BMA giảm giá vé tuyến Green Line, các tuyến khác có thể sẽ làm theo, ông nói, vì đây là tuyến chính trong hệ thống đường sắt trên cao của Bangkok.

Xem thêm: nhc.73783543190111202-uat-id-iohk-nad-caoh-on-art-iod-hnah-nav-ahn-gnan-ol-oac-nert-uat-nal-iaht-ut-coh-iab/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bài học từ Thái Lan: Tàu trên cao lỗ nặng, nhà vận hành đòi trả nợ hoặc "dân khỏi đi tàu"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools