vĐồng tin tức tài chính 365

Ninh Thuận: Linh hoạt khai thác thủy sản trong "bình thường mới"

2021-11-09 15:54

Không để người và phương tiện chưa được kiểm soát y tế vào cảng cá.

Sau thời gian đóng cửa để khử khuẩn, điều tra dịch tễ vì liên quan đến các ca mắc Covid-19, cảng cá Đông Hải (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) là một trong bốn cảng cá lớn nhất ở Ninh Thuận đã hoạt động trở lại. Trong ngày 8/11, để đảm bảo an toàn cho hoạt động tại cảng, lực lượng chức năng đã thiết lập chốt kiểm soát soát chặt chẽ lượng người, phương tiện ra, vào mua bán hải sản, hướng dẫn khai báo y tế, quét mã QR, đo thân nhiệt, bố trí nước rửa tay sát khuẩn, kiên quyết không để người và phương tiện chưa được kiểm soát y tế vào cảng cá.

Ông Nguyễn Phạm Lưu Hiển, Trưởng Cảng cá Đông Hải cho biết, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, cảng cá hiện đang hoạt động với 50% công suất so với ngày thường, cảng cũng tạm dừng hoạt động bán lẻ hải sản trên mặt cầu cảng, chỉ cho phép hoạt động bốc dỡ hải sản từ tàu lên các phương tiện vận chuyển, sau đó phân phối đến các chợ trên địa bàn tỉnh và các tỉnh duyên hải miền Trung, khu vực Tây Nguyên.

Để đảm bảo an toàn, các tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại cảng đều đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Ban Quản lý cảng cá phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng thường xuyên tuần tra, bảo đảm an ninh trật tự, điều tiết lưu lượng tàu cá vào cảng; tăng cường nhắc nhở ngư dân, nhân công bốc vác, sơ chế và các hộ kinh doanh mua bán hải sản, nhu yếu phẩm, nhiên liệu để tránh tập trung đông người vào cùng một thời điểm. Các chủ tàu, thuyền ngoài tỉnh, xe vận tải đông lạnh chở hàng hải sản phải kiểm tra, khai báo y tế theo quy định.

Đối với hoạt động khai thác thủy sản, các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngư dân ra khơi đánh bắt an toàn nhưng phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp về phòng, chống dịch. Ông Trần Minh Lâm (phường Mỹ Đông, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm ) cho biết, lực lượng chức năng tạo điều kiện cho ngư dân hoạt động nhưng người dân không lơ là trong phòng, chống dịch.

Trong vụ cá Nam năm nay các tàu ở địa phương khai thác đạt sản lượng khá, tuy nhiên khó khăn lớn hiện nay là giá cả các mặt hàng hải sản giảm nhiều so với trước dịch, trong khi giá xăng dầu liên tục tăng cao, việc vận chuyển hải sản đến các nơi tiêu thụ cũng còn hạn chế do dịch bệnh.

Kinh tế vĩ mô - Ninh Thuận: Linh hoạt khai thác thủy sản trong 'bình thường mới'

Ngư dân đeo khẩu trang phòng, chống dịch khi làm việc tại cảng cá Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Ảnh: TTXVN. 

Thời gian qua, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có không ít tàu cá của ngư dân Ninh Thuận phải nằm bờ, hoạt động khai thác thủy sản bị gián đoạn, một số cảng cá phải đóng cửa, giảm công suất hoạt động để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Trong khi đó, giá nhiên liệu tăng, việc thu mua, vận chuyển thủy sản gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội, thiếu lao động đi biển do hạn chế đi lại của thuyền viên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương.

Ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, khắc phục những khó khăn trên, ngành thủy sản cùng các địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa duy trì chuỗi sản xuất, kinh doanh. Trong 10 tháng năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 118.104 tấn, tăng 4,1% so cùng kỳ. Ước tính đến cuối năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản đạt hơn 122.739 tấn, đạt 102,7% kế hoạch năm.

Bên cạnh đó, để khai thác thủy sản tiếp tục tăng trưởng, thích ứng an toàn với dịch bệnh, trong những tháng cuối năm tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp trọng tâm, đó là đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho ngư dân; tăng cường dự báo ngư trường, thời tiết; vận động ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển; triển khai các giải pháp phòng, chống dịch an toàn, linh hoạt trong tình hình mới; đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân về Luật Thủy sản 2017.

Củng cố, phát triển các tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển

Các địa phương tăng cường củng cố, phát triển các tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển; khuyến khích các cơ sở thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá sản xuất theo chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm sau khai thác để nâng cao hiệu quả kinh tế.

UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và đơn vị liên quan phối hợp hướng dẫn các địa phương, ngư dân điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết trong những tháng cuối năm dễ xảy ra mưa, bão cũng như diễn biến dịch Covid-19 còn đang phức tạp để đảm bảo hài hòa giữa khai thác và tiêu thụ hải sản. Đồng thời, triển khai đồng bộ biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ người, tàu thuyền hoạt động trên biển để ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch từ đường biển.

Bên cạnh khuyến khích ngư dân vươn khơi, hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) và đảm bảo an ninh trật tự trên biển tiếp tục được duy trì.

Chi cục Thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tàu cá khai thác trái phép, khai thác ở vùng biển nước ngoài; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, cập nhật dữ liệu tàu cá lên hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia Việt Nam (Vnfishbase)... để giúp ngư dân khai thác hiệu quả; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Khai thác phải song song với nguồn lợi thủy sản 

Chiều 27/10 vừa qua, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức buổi dự thảo “Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. 

Dự thảo hướng đến mục tiêu năm 2030 bảo đảm hoạt động khai thác hiệu quả gắn với bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Quy hoạch cũng hướng tới việc cơ cấu, hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, tăng chất lượng, hiệu quả; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh trên các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Cũng theo dự thảo thì tầm nhìn đến năm 2050 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; bảo tồn đa dạng sinh học với sự phong phú về nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Dự thảo cũng hướng tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; góp phần bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo.

Bộ NN&PTNT nhìn nhận việc lập quy hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay để bảo tồn, phục hồi phát triển nguồn lợi thủy sản. Cùng với đó, việc khai thác thủy sản cũng sẽ hiệu quả bền vững phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, hải đảo.

Hương Anh (tổng hợp) 

 

Xem thêm: lmth.652335a-iom-gnouht-hnib-gnort-nas-yuht-caht-iahk-taoh-hnil-nauht-hnin/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ninh Thuận: Linh hoạt khai thác thủy sản trong "bình thường mới"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools