vĐồng tin tức tài chính 365

Cần mở sớm đường bay quốc tế thường lệ để cạnh tranh, cân nhắc cách ly khách 7 ngày

2021-11-10 14:42
Cần mở sớm đường bay quốc tế thường lệ để cạnh tranh, cân nhắc cách ly khách 7 ngày - Ảnh 1.

Hiện nay các chuyến bay quốc tế được chở khách không hạn chế từ Việt Nam đi nhưng phải được phê duyệt khi chở khách vào do Việt Nam tạm dừng khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ từ tháng 3-2020 - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Đó là ý kiến được các đại biểu đưa ra trong buổi tọa đàm về mở lại các đường bay quốc tế thường lệ do báo Giao thông tổ chức sáng 10-11.

Tại tọa đàm, GS TS Trần Thọ Đạt - chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Trường đại học Kinh tế quốc dân, thành viên tổ Tư vấn của Thủ tướng - cho biết việc khôi phục các đường bay thường lệ quốc tế là cần thiết với sự hồi phục của ngành hàng không. Đồng thời thể hiện vị thế của Việt Nam về kiểm soát dịch, sắn sàng cho sự phục hồi của toàn bộ nền kinh tế.

Còn ông Nguyễn Quang Trung - trưởng ban Kế hoạch và phát triển của Vietnam Airlines - cho biết các hãng hàng không và các công ty lữ hành, du lịch trong nước đang rất khó khăn và vô cùng sốt ruột về mở lại các đường bay quốc tế thường lệ.

Nếu chậm mở cửa thị trường quốc tế thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hàng không, du lịch sẽ rất yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, khả năng phục hồi của thị trường cũng sẽ chậm hơn khi các nước trong khu vực mở cửa trước.

Ông Trung cho rằng nếu mở lại các chuyến bay quốc tế sẽ để phục vụ khách đến đầu tư, giao thương, du lịch… mà khách phải cách ly 7 ngày thì chỉ thu hút khách hồi hương. Nếu muốn thu hút khách du lịch thì nên bỏ quy định cách ly 7 ngày đối với những thị trường được đánh giá kiểm soát dịch tốt, tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 cao.

Theo ông Võ Huy Cường - phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cách đây 2 tháng, Bộ Ngoại giao cho biết nhu cầu của công dân về nước khoảng 200.000 người. Nhưng số chuyến bay trọn gói hạn chế không đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, có nhiều người nước ngoài làm việc ở Việt Nam và thân nhân của họ muốn đến Việt Nam để thăm thân.

"Những nguồn khách này là quan trọng, chúng ta phải có quy trình nhập cảnh và thực hiện cách ly y tế theo dõi sức khỏe như thế nào để đảm bảo an toàn cần đặt ra. Tôi ước tính, trong 2 quý đầu năm 2022 có khoảng nửa triệu khách sẽ đến Việt Nam" - ông Cường nhận định.

Với quan điểm chuyên gia dịch tễ, PGS TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho rằng quy định khách tiêm đủ liều vắc xin, khách khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng đến Việt Nam phải cách ly 7 ngày là quá thận trọng so với các nước, trong khi Việt Nam đang có tỉ lệ tiêm chủng hiện cao.

Thời gian thí điểm cách ly 7 ngày kéo dài sẽ gây cản trở, ảnh hưởng đến du lịch, cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.

Theo ông Võ Huy Cường từ tháng 9-2020 Việt Nam nhiều lần định mở trở lại các chuyến bay quốc tế nhưng lại dừng vì dịch diễn biến phức tạp.

Vướng mắc lớn nhất trong việc khai thác trở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách vào Việt Nam là các yêu cầu về cách ly y tế với khách nhập cảnh.

Ông Cường lý giải Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ kế hoạch bay quốc tế thường lệ có quy định hành khách đã tiêm đủ liều vắc xin đến Việt Nam vẫn cách ly 7 ngày là theo quy định chính thức của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Ông bày tỏ hi vọng có thể rút ngắn hơn thời gian cách ly với hành khách để điểm đến Việt Nam hấp dẫn hơn.

Đề xuất Thủ tướng cho mở lại chuyến bay quốc tế thường lệ từ đầu năm 2022Đề xuất Thủ tướng cho mở lại chuyến bay quốc tế thường lệ từ đầu năm 2022

TTO - Ngày 8-11, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất Thủ tướng cho phép mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đi, đến Việt Nam theo 3 giai đoạn, thực hiện từ quý 1-2022.

Xem thêm: mth.14640214101111202-yagn-7-hcahk-yl-hcac-cahn-nac-hnart-hnac-ed-el-gnouht-et-couq-yab-gnoud-mos-om-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần mở sớm đường bay quốc tế thường lệ để cạnh tranh, cân nhắc cách ly khách 7 ngày”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools