Báo cáo thị trường quý III, Bộ Xây dựng cho biết, vốn đăng ký lũy kế vào lĩnh vực bất động sản vẫn trong xu thế tăng dần theo quý. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn được đánh giá có vị thế tốt để thu hút dòng đầu tư.
Theo báo cáo gần đây của Savills Việt Nam, bất chấp tác động nặng nề của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, các nhà đầu tư ngoại vẫn thực hiện nhiều thương vụ mua bán sáp nhập ở nhóm dự án nhà ở, nhóm bất động sản công nghiệp.
Trong đó, nhóm bất động sản nhà ở có lượng giao dịch M&A vượt trội so với các loại hình tài sản khác, với loạt thương vụ đến từ các nhà đầu tư như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…
Ông Neil MacGregor - Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho hay: "Dù tác động của đại dịch đến nền kinh tế khá nặng nề nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt ở phân khúc bất động sản nhà ở. Một trong những yếu tố thu hút nhà đầu tư nước ngoài là tầng lớp trung lưu và thượng lưu tại Việt Nam ngày càng tăng, là cơ sở thúc đẩy nhu cầu về nhà ở trên khắp cả nước".
Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.
Theo một số nhà đầu tư, gần 2 tỷ USD là con số tích cực trong bối cảnh đại dịch, tuy nhiên so với quy mô của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để nguồn vốn này tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
Tăng mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai là những điều kiện then chốt để khơi thông dòng vốn này.
"Chính phủ cũng có rất nhiều chiến lược để hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển, đặc biệt là các chiến lược đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cao tốc. Đây là yếu tố tác động ngược lại thị trường, giúp bất động sản phát triển tốt hơn thời gian tới", ông Trương An Dương - Giám đốc khối BĐS Nhà ở, Frasers Property Vietnam cho biết.
Ông Neil MacGregor - Tổng giám đốc Savills Việt Nam nói: "Nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn khi tìm kiếm quỹ đất đầu tư. Giá đất quá cao từ chủ đất khiến họ không tính toán được chiến lược đầu tư hiệu quả, khi không thể đạt được lợi nhuận hợp lý. Chưa kể tính minh bạch rõ ràng của pháp lý đất đai cũng thường không được đảm bảo, ảnh hưởng đến việc tiến hành các thủ tục đầu tư".
Trước mắt, việc Việt Nam đối phó, kiểm soát được dịch COVID-19, các giải pháp phục hồi kinh tế quyết liệt cũng là các yếu tố giúp giữ vững niềm tin nhà đầu tư nước ngoài vào sự phát triển dài hạn của thị trường.
VTV.vn - Nửa cuối 2020, ngành điện - điện tử tiếp nhận trên 3 tỷ USD vốn FDI và ngay đầu năm 2021 là 1,7 tỷ USD đã đầu tư vào những mảng cao cấp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.6425758011111202-peihgn-gnoc-uhk-av-o-ahn-sdb-oav-hnam-od-idf-nov/et-hnik/nv.vtv