Kiểm tra việc lắp đặt các đoạn ray cuối cùng - Ảnh: LÊ PHAN
Sáng 11-11, hàng trăm công nhân có mặt từ sớm tại khu công trường tuyến metro số 1 (đoạn trước đây là bến xe buýt và công viên 23-9). Sau khi các chỉ huy công trường phổ biến các quy tắc an toàn lao động, khối lượng công việc cần làm, các công nhân lần lượt chia ra các khu vực làm việc.
Trên mặt đất, đơn vị thi công đang thực hiện tái lập mặt bằng, dọn dẹp lối đi, dưới ngầm đội ngũ công nhân cũng gấp rút thực hiện các hạng mục về kiến trúc, cơ điện và đặc biệt lắp đặt các đoạn ray cuối cùng.
Một số đoạn ray đã lắp đặt cũng được kiểm tra, cân chỉnh, một số đoạn đang trong giai đoạn làm cứng bêtông trước khi lắp đặt thanh ray lên bề mặt. Các công đoạn đều được thực hiện kỹ lưỡng, tỉ mỉ.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, đoạn ray ngầm này gồm 2 đoạn chạy song song giữa ga Nhà hát Thành phố và chợ Bến Thành, mỗi bên dài 660m, khổ rộng hơn 1,4m.
Chia sẻ tại công trình, ông Vũ Hoàng Hải - kỹ sư trưởng khu vực nhà ga Bến Thành - cho biết có khoảng 400 công nhân, kỹ sư đang làm việc tại khu vực ga trung tâm. Số lượng tiêm đủ 2 mũi hoặc F0 khỏi bệnh đạt 95%, số còn lại đều đã tiêm 1 mũi và được test nhanh hằng tuần.
Về tiến độ nhà ga Bến Thành, ông Hải cho biết đã đạt hơn 93%, hiện đơn vị đang hoàn thành hệ thống cơ điện, kiến trúc và phấn đấu hết năm nay sẽ hoàn thành 95% khối lượng công việc.
Bên dưới khu vực nhà ga Bến Thành - Ảnh: LÊ PHAN
Các công nhân gấp rút thực hiện lắp đặt đường ray - Ảnh: LÊ PHAN
Hai đoạn ray ngầm cuối cùng có chiều dài hơn 1,3km - Ảnh: LÊ PHAN
Dự kiến việc lắp đặt sẽ hoàn thành sau 2 tháng - Ảnh: LÊ PHAN
2 đoạn ray chạy song song mỗi bên dài 660m, khổ rộng hơn 1,4m - Ảnh: LÊ PHAN
Hiện khu vực nhà ga Bến Thành đã xong hơn 93% khối lượng công việc - Ảnh: LÊ PHAN
TTO - Liên danh nhà thầu Hyundai - Ghella (HGU) yêu cầu bồi thường 114,7 triệu USD tại dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội nhưng chủ đầu tư cho rằng phần lớn giá trị khiếu nại dựa trên bảng tính sơ bộ, thiếu căn cứ pháp lý.