Áp lực với các bệnh viện Đức đang gia tăng vì đợt bùng phát dịch mới do tỉ lệ tiêm chủng thấp, theo AFP - Ảnh: AFP
Theo số liệu được Viện Robert Koch công bố ngày 11-11, trong vòng 24 giờ qua Đức ghi nhận 50.196 ca mắc và 235 ca tử vong mới, nâng tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch lên mức lần lượt là 4,89 triệu và 97.198 người.
Thủ tướng Angela Merkel gọi số ca nhiễm mới là một diễn biến kịch tính và cho rằng đại dịch "đang quay trở lại nước Đức". Theo đài DW, bà Merkel đang đàm phán với những người đứng đầu các địa phương để có chiến lược chống dịch "thống nhất và nhanh chóng".
Một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm Saxony, Bavaria và gần đây nhất là Berlin, đã đưa ra các biện pháp mới nhắm vào những người không tiêm chủng vì đây là nhóm dễ mắc COVID-19 và trở nặng nhất.
Các biện pháp này bao gồm yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng nếu muốn đến những nơi như nhà hàng, tiệm làm tóc, phòng tập thể hình...
Tuy nhiên theo ông Reinhard Sager, chủ tịch hiệp hội các khu vực địa phương Đức, các cơ sở ăn uống và tổ chức sự kiện đang lơ là việc kiểm soát giấy chứng nhận tiêm chủng.
"Họ nên hiểu rằng nguy cơ mất khách luôn nhỏ hơn hậu quả của việc họ lơ là nhiệm vụ kiểm soát giấy tiêm chủng", ông Sager nêu quan điểm với báo Rheinische Post, ám chỉ việc để dịch bùng trở lại sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cả việc mất khách trước mắt.
Tỉ lệ tiêm chủng tại Đức hiện ở mức thấp so với các nước châu Âu khác, chỉ dừng lại ở mức 67% người trưởng thành, theo Hãng tin AFP. Nhiều nước khác có tỉ lệ tiêm chủng cao, trên 70 hoặc thậm chí 80% cũng đang vật lộn với số ca mắc mới tăng vọt.
Tỉ lệ mắc bệnh tại Đức đã tăng trong 1 tuần qua, từ mức 232 người trên 100.000 dân vào tuần trước lên mức 249,1 người/100.000 dân vào ngày 11-11.
Bất chấp làn sóng lây nhiễm, liên minh các đảng chính trị có khả năng thành lập chính phủ nhất lại không muốn duy trì tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, theo Hãng tin Reuters.
Thay vào đó, các đảng này muốn áp dụng các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội ở nơi công cộng từ đây đến tháng 3-2022. Dự luật sẽ được trình lên Hạ viện Đức và bỏ phiếu biểu quyết vào tuần sau.
TTO - Ngày 9-11, tiến sĩ Soumya Swaminathan - trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - cho biết bà trông đợi vào các loại vắc xin COVID-19 'thế hệ thứ hai', có thể bao gồm dạng xịt mũi và dạng uống.
Xem thêm: mth.79062145111111202-cul-yk-iom-91-divoc-cam-ac-nahn-ihg-cud/nv.ertiout