vĐồng tin tức tài chính 365

Sau mở cửa: Nhiều nơi căng mình vì dịch bùng phát mạnh

2021-11-12 06:04

Một thời gian sau khi nhiều khu vực dần mở cửa, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thậm chí báo động. Tính về toàn cầu, số ca nhiễm đang tăng ở 55/240 nước và tăng liên tục ba tuần liên tiếp. Nhiều chuyên gia cảnh báo khả năng sẽ có một đợt bùng phát mạnh khi mùa đông đang đến ở Bắc bán cầu - nơi tập trung 87% dân số thế giới.

Với sự bùng phát trở lại của virus, tôi yêu cầu các nhà chức trách y tế xem xét lại một cách cẩn thận việc nới lỏng hay dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch tại thời điểm này. 
Giám đốc WHO Chi nhánh châu Âu HANS KLUGE 

Châu Âu: Tăng ca nhiễm, số tử vong

Hơn nửa số ca nhiễm toàn cầu ghi nhận hằng ngày là từ các nước châu Âu. Theo TS Maria Van Kerkove, nhà dịch tễ học Mỹ, thành viên cấp cao đội phản ứng COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong bốn tuần qua châu Âu ghi nhận số ca nhiễm tăng tới hơn 55% so với trước đó. Riêng trong tuần qua số ca nhiễm mới là 1,8 triệu, tăng 6% so với tuần trước đó, trong khi đó số ca tử vong tăng 12%, theo hãng tin Reuters.

Cả Đông Âu (Romania, Bulgaria, Slovenia, Estonia, Georgia, Latvia, Ukraine…) - nơi tỉ lệ phủ vaccine còn thấp và sự bi quan về vaccine cao và Tây Âu (Bỉ, Hà Lan, Anh…) - nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn đều không thoát xu hướng tăng số ca nhiễm, chết.

Nga và Đức là hai nước chứng kiến có số ca nhiễm tăng bằng hoặc gần bằng mức từ đầu dịch. Ngày 5-11, nhà chức trách y tế Đức nhận định nước này đang bước vào làn sóng dịch thứ tư với trên dưới 37.000 ca nhiễm/ngày.

Tại Nga, sau một tuần người dân cả nước nghỉ làm có hưởng lương (tuần đầu tháng 11), tình hình vẫn không khả quan hơn, số ca nhiễm, chết vẫn cao, ở mức trên dưới 40.000 ca nhiễm và hơn 1.000 người chết mỗi ngày. Chẳng hạn, Nga ngày 8-11 ghi nhận tới 39.400 ca nhiễm.

Giữa tuần trước, Giám đốc WHO Chi nhánh châu Âu Hans Kluge phải thừa nhận “một lần nữa chúng ta lại là tâm dịch”. Theo ông, 43/53 nước châu Âu nhiều khả năng sẽ lại trải qua tình trạng thiếu giường bệnh cực kỳ nghiêm trọng. Ông cảnh báo nếu cứ theo đà này thì “chúng ta có thể phải chứng kiến nửa triệu người nữa chết vì COVID-19 ở châu Âu và Trung Á vào thời điểm tháng 2 năm tới”, theo báo New York Times.

Mỹ: Mỡ cửa trong nhiều nổi lo

Tại Mỹ - thường đường đi của dịch chậm hơn vài tuần so với châu Âu, các chuyên gia y tế đang quan sát chặt tình hình châu Âu. Hôm 8-11, Mỹ mở cửa biên giới đường bộ và đường hàng không sau 20 tháng đóng cửa ngăn dịch. Bên cạnh niềm hân hoan của người dân và doanh nghiệp - đặc biệt hàng không và du lịch - là nỗi lo dịch bùng thêm. Nhiều người lo tới đây khả năng Mỹ sẽ phải chứng kiến một mùa đông chết chóc.

Tại châu Á, Singapore là một trong những nước từng thực hiện chiến lược “zero COVID”, áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt nhất thế giới để kiềm chế số ca nhiễm, chết. Singapore vẫn giữ chiến lược này cho đến khi phần lớn dân số được tiêm chủng mới từ từ nới lỏng và khôi phục hoạt động kinh tế. Singapore thông báo từ bỏ chiến lược “zero COVID” từ tháng 6, tuy nhiên sau khi nới lỏng, nước này chứng kiến đà tăng nhiễm chủ yếu vì biến thể Delta.

Sau mở cửa: Nhiều nơi căng mình vì dịch bùng phát mạnh - ảnh 1
Chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở TP Krasnodar thuộc vùng Krasnodar, phía nam nước Nga, ngày 2-11. Ảnh: AP

Tình hình này buộc Singapore cuối tháng 9 phải siết lại một số hạn chế (tụ tập tối đa hai người, nhân viên được khuyến khích làm việc tại nhà…) trong một tháng. Đến cuối tháng 10, Singapore phải gia hạn thực hiện các biện pháp này thêm một tháng nữa để kiềm chế đà lây và giảm áp lực lên hệ thống y tế. Song Singapore hiện mỗi ngày vẫn ghi nhận trung bình trên dưới 3.500 ca nhiễm và trên 10 người chết.

Theo Reuters, làn sóng tăng số ca nhiễm, chết hiện tại ở Singapore cho thấy rủi ro có thể vẫn ở phía trước. Cụ thể, theo chuyên gia bệnh dịch học Alex Cook tại ĐH Quốc gia Singapore thì nước này có nguy cơ phải trải qua 2-3 làn sóng dịch nữa một khi các biện pháp tiếp tục được nới lỏng.

Giải pháp nào?

Theo WHO, sự bùng phát trở lại có liên quan việc bao phủ vaccine không đồng đều và việc nới lỏng các biện pháp an toàn công cộng quá sớm. Các nước Đông Âu có tỉ lệ bao phủ vaccine thấp nhất khu vực. Chẳng hạn, tại Ukraine mới chỉ 26% dân số được tiêm vaccine mà phần lớn là một mũi. Chưa tới 35% dân số Nga được tiêm đủ hai mũi vaccine.

Khoảng 67% dân số Đức đã được tiêm đủ hai mũi vaccine. Giữa tuần trước, Viện Robert Koch (Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Đức) nâng mức đánh giá rủi ro với người chưa được tiêm vaccine từ “cao” lên “rất cao”. Với người được tiêm đủ hai mũi vaccine thì mức rủi ro là trung bình nhưng có thể sẽ tăng tùy độ lan tràn của dịch. Theo đài CNN ngày 5-11 thì Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn thông báo mở rộng chương trình tiêm bổ sung cho người lớn (tiêm mũi 2 quá sáu tháng, hay quá thời gian tiêm mũi 2).

Việc tăng lại số ca nhiễm cũng dấy lên tranh cãi liệu có nên tái áp đặt các biện pháp phòng dịch để ngăn virus. Hà Lan khôi phục quy định đeo khẩu trang. Vienna (Áo) cho biết sẽ cấm người chưa tiêm vaccine đến các nơi công cộng.

Với trường hợp Singapore, theo chuyên gia Cook, vấn đề mà nước này phải xử lý là làm sao để ngăn dịch lan đến người lớn tuổi và người miễn dịch kém. Số người chết trong tháng qua hầu hết là người từ 60 tuổi trở lên có bệnh nền, dù 30% trong số họ đã được tiêm hai mũi vaccine. Ông cảnh báo rằng số người chết sẽ còn tăng, trừ khi theo dõi, rà soát tiêm đủ vaccine cho người lớn tuổi và động viên họ đi tiêm nhắc lại.

Đồng quan điểm, BS người Úc Dale Andrew Fisher, chuyên về các bệnh truyền nhiễm và là chuyên gia tư vấn cao cấp trong Khoa truyền nhiễm tại BV ĐH Quốc gia Singapore, cho rằng COVID-19 đang dần trở thành một bệnh đặc hữu và nên chấp nhận thực tế là sẽ có thêm nhiều người nhiễm hơn. Tuy nhiên, không cần quá lo sợ vì theo ông, phần lớn người chết là từ “một bộ phận phần trăm rất nhỏ của những người chưa tiêm vaccine”.

Ít nhất 84% dân số Singapore đã được tiêm hai mũi vaccine và có vẻ chiến lược của nước này là tập trung vào phủ sóng vaccine khi đang khẩn trương tiêm nhắc lại. Hiện số dân được tiêm mũi nhắc lại đã là 14%.

Mô hình mở cửa của Singapore được nhiều nước làm theo, trong đó có Úc và New Zealand. Sau một tháng từ bỏ chủ trương “zero COVID”, New Zealand chứng kiến số ca nhiễm hằng ngày tăng năm lần. Theo chuyên gia Cook, nếu ông là nhà hoạch định chính sách ở Úc, New Zealand hay ở Trung Quốc thì ông sẽ phân tích kỹ những gì Singapore đã trải qua để rút kinh nghiệm tốt nhất cho mình.•

Cần thống nhất một phản ứng chung với “chủ nghĩa dân tộc vaccine”

Cải thiện việc tiếp cận vaccine là một nội dung chính tại Hội nghị APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), diễn ra trực tuyến từ ngày 9-11, dưới sự chủ trì của New Zealand. Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien O’Connor cho biết 21 thành viên APEC - trong đó có Nga, Trung Quốc và Mỹ - đều khẳng định sự phản đối mạnh với “chủ nghĩa dân tộc vaccine”.

“17 nền kinh tế APEC đã giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với vaccine và các sản phẩm liên quan để giúp tiếp cận chúng dễ dàng hơn” - báo Sydney Morning Herald dẫn lời ông O’Connor.

Hơn nửa dân số thế giới vẫn chưa được tiêm mũi vaccine nào. Ở các nước thu nhập thấp, tỉ lệ dân được tiêm chủng trung bình chưa tới 5%. Tháng trước, WHO và một số tổ chức từ thiện kêu gọi các lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn của thế giới quyên góp 23,4 tỉ USD cho kế hoạch triển khai vaccine, dụng cụ xét nghiệm, thuốc men đến các nước nghèo trong 12 tháng tới

Xem thêm: lmth.6737201-hnam-tahp-gnub-hcid-iv-hnim-gnac-ion-ueihn-auc-om-uas/et-couq/nv.olp

Comments:2 | Tags:No Tag

“Sau mở cửa: Nhiều nơi căng mình vì dịch bùng phát mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools