Chênh lệch giá mua vào – bán ra khoảng 600 - 700 nghìn đồng/lượng.
Cụ thể, lúc 9h00, Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 59,5 - 60,23 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 200 nghìn đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. DOJI tăng khoảng 50 nghìn đồng/lượng lên 59,5 - 60 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) không thay đổi giá vàng miếng so với cuối phiên trước, hiện vẫn 59,3 - 60 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước hiện đang ở vùng cao nhất trong hơn 1 năm qua (kể từ tháng 9/2020). Mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây là 53,1 - 53,7 triệu đồng/lượng.
Theo đó, so với mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây, giá vàng SJC đã tăng hơn 12%. Trong khi đó, nếu so với thời điểm đầu năm 1/1/2021 (55,5 - 56 triệu đồng/lượng), giá vàng trong nước cũng đã tăng gần 8%.
Trên thế giới, giá vàng tiếp tục duy trì ở vùng cao nhất trong 5 tháng. Đêm qua (11/11), giá vàng giao ngay có lúc tăng 14 USD/ounce lên 1.866 USD/ounce nhưng đến sáng nay, vàng giảm nhẹ xuống 1.858 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại ngân hàng, giá vàng thế giới hiện tương đương với 51 triệu đồng/lượng, rẻ hơn vàng trong nước tới hơn 9 triệu đồng/lượng.
Động lực đưa vàng thế giới tăng trong những ngày gần đây chủ yếu đến từ tín hiệu lạm phát tăng cao. Chỉ số CPI của Mỹ trong tháng 10/2021 đã tăng 0,9% so với tháng 9/2021 và 6,2% so với cùng kỳ năm trước, cao gấp đôi mức dự đoán của thị trường.
Hiện đà tăng của vàng thế giới khựng lại khi USD bất ngờ hồi phục do giới đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất cơ bản năm 2022 nhằm sớm hạ nhiệt lạm phát.
Xem thêm: lmth.27080000042210202-hnam-gnat-cut-peit-coun-gnort-gnav/nv.semitaer