vĐồng tin tức tài chính 365

Cựu tổng giám đốc Gang thép Thái Nguyên kháng cáo bất thành

2021-11-12 15:31

Chiều 11/11, sau 3 ngày xét xử phúc thẩm vụ án gang thép Thái Nguyên, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò chủ mưu của ông Mừng trong vụ án.

Theo đó, cựu Tổng giám đốc Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO) là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội; không có biện pháp chấm dứt hợp đồng khi nhà thầu Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng, mà còn chỉ đạo đàm phán, tách gói thầu, đồng ý để TISCO chịu rủi ro phát sinh, trong khi đây là trách nhiệm của MCC.

Ngoài việc giao nộp hai bất động sản tại quận Thanh Xuân, (Hà Nội) và huyện Lương Sơn (Hoà Bình), ông Mừng chưa khắc phục thêm được phần nào trong khoản 130 tỷ đồng, nên không được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ.

Tại phiên phúc thẩm, ông Mừng và những người kháng cáo không đưa ra thêm được bằng chứng, tài liệu hay tình tiết giảm nhẹ mới.

HĐXX tuyên bác toàn bộ kháng cáo của ông Mừng, 8 đồng phạm và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Trong 12 người kháng cáo, 2 bị cáo được chấp nhận kháng cáo và được HĐXX cho hưởng án treo do đã nộp toàn bộ số tiền bồi thường dân sự. Cụ thể, ông Đậu Văn Hùng (cựu tổng giám đốc Tổng côny ty Thép Việt Nam - VNS) bị phạt 3 năm tù treo vì tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; ông Hoàng Ngọc Diệp (cựu ủy viên HĐQT TISCO) bị phạt 2 năm tù treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Uông Sỹ Bính, cựu Phó phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính TISCO, được giảm từ 2 năm xuống 18 tháng do một số tình tiết giảm nhẹ mới.

Ông Hùng và ông Diệp khắc phục đủ tổng 66 tỷ đồng, khoảng 8% trong tổng thiệt hại 830 tỷ đồng.

Ông Trần Trọng Mừng, Cựu Tổng giám đốc gang thép Thái nguyên nghe tuyên án chiều 11/11. Ảnh: Danh Lam

Ông Trần Trọng Mừng, Cựu Tổng giám đốc gang thép Thái nguyên nghe tuyên án chiều 11/11. Ảnh: Danh Lam

Trong các buổi chất vấn và tranh tụng, các bị cáo đều thừa nhận sai phạm nhưng xin HĐXX cân nhắc yếu tố bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn thực hiện dự án. Các bị cáo cùng khai "không được tự quyết, chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên". Họ không có động cơ tư lợi và thực tế không được hưởng lợi.

Nguyên đơn dân sự trong vụ án, Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), tái khẳng định quan điểm nhất quán từ phiên sơ thẩm về việc "không yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại". Song quan điểm bị đại diện VKS gay gắt phản đối với lý do, TISCO có 65% vốn nhà nước, do đó thiệt hại dự án, phần lớn thuộc về nhà nước, "TISCO lấy tư cách gì không đòi bồi thường?".

Là một trong số các đơn vị được triệu tập tới phiên phúc thẩm, Bộ Công Thương không nhận trách nhiệm trong việc giới thiệu VINAINCON, doanh nghiệp thuộc Bộ, làm nhà thầu phụ cho TISCO, song thiếu năng lực khiến dự án phá sản. "Văn bản mang tính giới thiệu, không ép buộc hay áp đặt. Quyền quyết định vẫn của TISCO và thầu chính", đại diện Bộ Công Thương nói.

Đại diện VINAINCON cũng cho rằng việc giới thiệu này "hoàn toàn bình thường", nhiều lần khẳng định năng lực doanh nghiệp mình "dư sức làm những dự án còn lớn hơn Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2".

Việc thi công quá hạn chủ yếu do lỗi của TISCO vì không bản giao các bản vẽ kỹ thuật đúng hạn, khiến VINAINCON phải chờ đợi giục giã. "Công trình này thi công rồi mà vẫn chưa có đủ bản vẽ, thế các vị vừa thi công vừa thiết kế à?", công tố viên chất vấn, song người đại diện VINAINCON ngập ngừng, không đáp.

Đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam, một trong số các đơn vị cho TISCO vay vốn cũng nhiều lần bị VKS chỉ trích do "hỏi gì cũng không biết". Nhận giấy triệu tập 30 ngày trước phiên phúc thẩm, ngân hàng vẫn không thể trả lời câu hỏi của VKS về tổng số lãi chậm trả của TISCO, nhưng vẫn khẳng định TISCO "trả lãi chậm".

"Một con số quan trọng đến thế, nếu chưa nắm được, ít ra phải xin HĐXX 30 phút để liên lạc bộ phận liên quan cũng cấp, sao nói ngay 'không biết' mà nghe được. Hỏi gì cũng không biết thì không thể là đại diện ngân hàng được", công tố viên nêu quan điểm.

Chủ tạo, thẩm phán Mai Anh Tài tuyên án chiều 11/11. Ảnh: Danh Lam

Chủ toạ, thẩm phán Mai Anh Tài tuyên án chiều 11/11. Ảnh: Danh Lam

Phiên phúc thẩm mở theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và miễn, giảm mức bồi thường thiệt hại của ông Trần Trọng Mừng và 11 bị cáo, chủ yếu là cựu lãnh đạo TISCO.

Trong phiên toà sơ thẩm cuối tháng 4, các bị cáo này bị phạt từ 18 tháng đến 8 năm tù, thuộc 2 nhóm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Dự án mở rộng sản xuất Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 được Chính phủ phê duyệt năm 2005, tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. VNS là cấp phê duyệt dự án.

Theo bản án sơ thẩm, biết rõ nhà thầu, Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng, đề nghị các điều khoản vô căn cứ, lãnh đạo TISCO vẫn ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng; chấp nhận nhà thầu phụ VINAINCON không đủ năng lực.

Hậu quả, sau gần 15 năm, đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thành, gây thất thoát hơn 830 tỷ đồng.

Thanh Lam

Xem thêm: lmth.1124834-hnaht-tab-oac-gnahk-neyugn-iaht-peht-gnag-cod-maig-gnot-uuc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cựu tổng giám đốc Gang thép Thái Nguyên kháng cáo bất thành”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools