vĐồng tin tức tài chính 365

Giá xăng dầu tăng vùn vụt, doanh nghiệp vận tải buộc phải tăng giá cước

2021-11-12 19:46

Sau áp lực tăng giá xăng dầu trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp vận tải buộc lòng phải tăng giá cước để bù lỗ.

Tăng giá cước vận tải theo giá xăng dầu

Tối 10.11, anh Nguyễn Tiến Vương bắt xe khách từ bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) về Thành phố Yên Bái. Với lộ trình này, bình thường, anh đi hết 120.000 đồng (ghế ngồi), nhưng nay giá cước tăng lên 200.000 đồng.

Khi hỏi tại sao giá cước tăng cao như vậy, anh Vương được nhà xe giải thích do giá xăng dầu phi mã. Trong đó, xăng E5 RON 92 là 23.669 đồng/lít, xăng RON 95 24.996 đồng/lít, còn dầu diesel là 18.716 đồng/lít, nên nhà xe buộc phải tăng giá cước để bù lỗ.

"Tôi thấy bất ngờ vì nhà xe không thông báo trước cho khách hàng. Nhưng cũng thông cảm với họ vì thời điểm này, giá xăng dầu tăng quá cao, trong khi lượng khách đi rất ít, mỗi chuyến lác đác vài ba khách" - anh Vương cho hay.

Nói với Lao Động, ông Bùi Văn Hùng - Nhà xe Bằng Phấn (chạy tuyến Hà Nội - Hà Giang) - cho biết, ngày 10.11, xăng dầu tiếp tục tăng giá, là lần thứ 5 liên tiếp giá xăng dầu phi mã. "Công ty chúng tôi phải tính toán lại giá cước vận chuyển cho những chuyến xe sắp tới" - ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, từ tháng 1 cho đến nay, xăng dầu tăng liên tiếp từ mốc 17.000 đồng lên đến 24.000 đồng/lít, giá dầu từ 12.600 đồng lên 18.700 đồng/lít. "Khủng khiếp" là cảm thán của ông Hùng khi phải đối mặt với việc giá xăng tăng mạnh trong thời gian vừa qua.

"Xe của tôi chạy dầu, mỗi một lượt chạy cả chiều đi và chiều về mất 200 lít, tương đương 3,7 triệu đồng. Nhưng mỗi lần chạy, chỉ lác đác vài khách, nhiều nhất là 15 khách một ngày.

Trong khi, nhà xe vẫn phải chi trả tiền lương cho 2 lái xe và 2 phụ xe; cùng với việc phải bỏ tiền duy trì phí test PCR COVID-19 mẫu gộp 750.0000 đồng cho 4 người (có giá trị trong vòng 72h)" - ông Hùng chia sẻ.

Theo ông Hùng, doanh nghiệp vận tải sẽ tính toán điều chỉnh giá cước theo hướng tăng khoảng 10-20% để cân đối doanh thu. Tuy vậy, doanh nghiệp đang ở thế khó với các hợp đồng đã ký; không dễ gì khách hàng chấp nhận việc thay đổi giá cước vận chuyển, chưa kể sẽ mất nhiều đơn hàng lẻ.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, tuy nhiên, một số doanh nghiệp vận tải vẫn giữ nguyên giá cước để hỗ trợ khách hàng, nhất là những người lao động chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 vừa qua.

Thu nhập giảm, nhiều người ngại việc, bỏ việc

Ông Nguyễn Công Hùng - Giám đốc Công ty Taxi Mai Linh miền Bắc - cho hay, dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua đã khiến các doanh nghiệp vận tải gặp muôn vàn khó khăn. Trong dịch, doanh nghiệp vận tải phải tạm dừng hoạt động 2 tháng.

Nhiều lái xe phải bỏ việc vì thu nhập sụt giảm. Ảnh: C.N
Nhiều lái xe phải bỏ việc vì thu nhập sụt giảm. Ảnh: C.N 

Dịch tạm lắng xuống, doanh nghiệp được hoạt động trở lại thì phải đối mặt với nhiều lần tăng giá xăng dầu liên tiếp. Giá xăng dầu tăng khiến lái xe mất thêm thu nhập, ngại việc và bỏ việc. Nếu giá xăng dầu vẫn giữ nguyên, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước. Song, điều này sẽ khiến số lượng hành khách sụt giảm mạnh hơn.

Ông Bùi Ngọc Quang - Giám đốc Công ty TNHH Quang Phát (doanh nghiệp có 15 xe chạy tuyến Bắc - Nam) - chia sẻ, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 35% cơ cấu giá thành vận tải. Khi xăng dầu tăng thêm gần 1.500 đồng/lít, tỉ lệ này tăng lên khoảng 50% với giá thành vận tải.

Doanh nghiệp có lượng xe lớn, chạy nhiều sẽ mất khoản chi phí lớn cho nhiên liệu, nhưng tăng giá cước vận chuyển không phải là điều dễ dàng khi các hợp đồng đã ký. Chưa kể, nếu tăng giá lên ngay, nhiều khách hàng dễ phản ứng, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, kinh doanh.

Dù vậy, ông Quang cho rằng, không thể tăng giá cước vì nếu tăng lúc này, khả năng mất khách hàng rất lớn.

Không thể tăng giá cước, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng lỗ chi phí, không có tiền trả nợ ngân hàng. Trước tình trạng như vậy, ông đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách phù hợp, như giãn nợ để hỗ trợ cho doanh nghiệp vận tải.

Theo ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, giá xăng tăng cao sẽ có tác động rất lớn, nhất là đối với chi phí đầu vào của các ngành sản xuất và tiêu dùng trực tiếp như vận tải, đánh bắt cá xa bờ, nông nghiệp sử dụng xăng dầu… đồng thời tác động tới mặt bằng giá, dẫn tới nguy cơ lạm phát.

Để giảm nhiệt giá xăng, ông Liên cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước nên xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường thông qua mỗi lít xăng dầu. Hiện nay, mức thu loại thuế này đang khá lớn từ 3.800-4.000 đồng một lít xăng dầu.

Khi giá xăng dầu được điều chỉnh đi xuống, giá các loại hàng hoá mới quay đầu giảm và cước vận chuyển cũng sẽ được điều chỉnh hợp lý.

Xem thêm: odl.273379-couc-aig-gnat-iahp-coub-iat-nav-peihgn-hnaod-tuv-nuv-gnat-uad-gnax-aig/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá xăng dầu tăng vùn vụt, doanh nghiệp vận tải buộc phải tăng giá cước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools