vĐồng tin tức tài chính 365

Ngay sau mở cửa, khoảng 200 nhà máy Nike ở Việt Nam hoạt động trở lại, báo Nhật dành mỹ từ

2021-11-13 08:22

CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT QUAY TRỞ LẠI

Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 đang giảm mạnh ở khu vực Đông Nam Á, các chuỗi cung ứng trong khu vực đang chạy đua với thời gian trong nỗ lực phục hồi sau nhiều tháng các nhà máy dừng hoạt động và thu hẹp quy mô sản xuất.

Theo đó, Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng và trên đà quay trở lại bình thường mới khi Chính phủ bắt đầu nới lỏng các quy định giãn cách. Ước tính có khoảng 200 nhà máy tại Việt Nam kí hợp đồng sản xuất đồ thể thao cho Nike quay trở lại hoạt động.

Đại diện một khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh nơi đặt các nhà máy do Samsung và Intel, cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các "công ty sớm quay trở lại hoạt động với công suất tối đa trong tháng này".

Từ tháng 7, nhiều nhà máy tại miền Nam Việt Nam đã phải hoạt động trong bối cảnh thắt chặt các quy định chống dịch. Để được phép hoạt động, nhiều nhà máy được yêu cầu áp dụng phương thức 3 tại chỗ, đồng thời giảm quy mô công suất xuống còn 30-50% bình thường.

Tuy nhiên, khi số ca nhiễm tại Việt Nam bắt đầu giảm và con số nhiễm hàng ngày hiện ở mức 7.000 ca, thấp hơn một nửa so với đỉnh dịch vào cuối tháng 8 ở mức 17.000 ca.

Nhiều công ty sản xuất các cấu phần điện tử cho ngành ô tô cũng trở lại với công suất như cũ, yếu tố quan trọng giúp các công ty sản xuất trên toàn cầu hồi phục.

Công ty Furukawa Electric (Nhật Bản) kì vọng sẽ vận hành trở lại các nhà máy ở Việt Nam, hiện 3 nhà máy của công ty đang làm các sản phẩm dây điện cho xe ô tô, trong đó riêng nhà máy tại Hồ Chí Minh có khoảng 8.000 công nhân.

"Các nhà máy đã quay trở lại hoạt động và đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng", Chủ tịch công ty Keiichi Kobayashi nói.

VẪN CẦN LƯU Ý TÁC ĐỘNG TỪ DỊCH BỆNH

Tác động từ các biện pháp chống dịch Covid-19 đã gây tác động nghiêm trọng đối với ngành sản xuất ô tô ở Đông Nam Á. Việt Nam là nơi tập trung cao nhiều nhà máy sản xuất thiết bị dây dẫn cho xe ô tô, trong khi Malaysia là trung tâm sản xuất của các chip bán dẫn.

Cả hai cấu phần này đều gặp khó khăn về nguồn cung - lý do chính tại sao Toyota Motor và 7 nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác buộc phải cắt giảm sản lượng trong tháng 9 chỉ bằng một nửa so với một năm trước đó.

Hiện Việt Nam chiếm tới 40% nguồn cung dây dẫn cho Nhật Bản, trong khi các công ty cung cấp sản phẩm này như Yazaki và Sumitomo Electric Industries đã bắt đầu phục hồi sản xuất tại các nhà máy của họ ở Việt Nam. Xu hướng này kì vọng sẽ tạo đà cho sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô Nhật Bản.

Cùng khu vực, tại Malaysia, hơn 90% dân số trưởng thành đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19, qua đó tạo đà cho sự hồi phục các hoạt động kinh tế. Ở thành phố Ipoh ở phía tây bắc nước này, John Chia, chủ tịch công ty lắp ráp chip bán dẫn Unisem khẳng định các hoạt động đã trở lại bình thường. "Chúng tôi đang vận hành ở mức 80% công suất lắp đặt".

Tuy nhiên, tờ Nikkei Asia Review cũng cảnh báo, một tác động khác từ đại dịch ở khu vực Đông Nam Á là các hãng sản xuất đang "xé lẻ" hoạt động sản xuất nhằm giảm nguy cơ từ dịch.

Cho dù biện pháp di chuyển chuỗi cung ứng chỉ là ngắn hạn, nhưng điều này cũng cho thấy khả năng các công ty sẽ còn tiếp tục chuyển hướng sản xuất sang các quốc gia khác nhau trong trường hợp xuất hiện làn sóng lây nhiễm mới.

"Việc chuyển hướng sản xuất sẽ dẫn đến chi phí tăng cao, nhưng ưu tiên hiện nay là duy trì chuỗi cung ứng", một đại diện công ty Nhật Bản cho biết.

Minh Khôi

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.9874018031111202-ut-ym-hnad-tahn-oab-ial-ort-gnod-taoh-man-teiv-o-ekin-yam-ahn-002-gnaohk-auc-om-uas-yagn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngay sau mở cửa, khoảng 200 nhà máy Nike ở Việt Nam hoạt động trở lại, báo Nhật dành mỹ từ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools