vĐồng tin tức tài chính 365

Hành trình phóng vệ tinh vào vũ trụ - Kỳ 3: Tầm nhìn quyền lợi quốc gia trên không gian vũ trụ

2021-11-13 13:31
Hành trình phóng vệ tinh vào vũ trụ - Kỳ 3: Tầm nhìn quyền lợi quốc gia trên không gian vũ trụ - Ảnh 1.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn trong buổi phóng vệ tinh NanoDragon - Ảnh: TÂM LÊ

Điều này cho phép Việt Nam từng bước phát triển chuyên sâu và bền vững trong lĩnh vực công nghệ cao này.

Đặt nền móng

Trước khi VNSC (Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) được thành lập, Việt Nam chưa có đơn vị nào chuyên đào tạo và chế tạo vệ tinh. Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ đã bắt tay nghiên cứu về công nghệ vũ trụ, nhưng vẫn chưa có đội ngũ đồng bộ để thiết kế và chế tạo vệ tinh.

Tại một số trường về công nghệ, nhà trường có đưa vào trong chương trình học giới thiệu về ngành thiên văn hoặc công nghệ vũ trụ nhưng chưa phải ngành học chính thức.

Tập đoàn Viễn thông Việt Nam đang sở hữu vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2, nhưng những vệ tinh này không do tập đoàn sản xuất mà được đặt mua từ tập đoàn công nghệ của Mỹ.

Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Anh Tuấn khi đó vừa tốt nghiệp chuyên ngành cơ học, đã sang Đức làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Cơ điện tử. Sau gần 10 năm, anh về Việt Nam để làm một điều gì đó có ý nghĩa cho quê hương. 

Năm 2006, Chính phủ phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020", anh nhận thấy đây là cơ hội lớn cho Việt Nam tự chủ từng bước công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ.

Năm 2007, khi bắt đầu tham gia thực hiện Chiến lược vũ trụ của Việt Nam, anh lập nhóm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo vệ tinh. Kinh phí do Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam cấp để làm vệ tinh loại siêu nhỏ đầu tiên, đó chính là PicoDragon.

"Ban đầu trong Chiến lược vũ trụ chưa có nội dung xây dựng trung tâm vũ trụ quốc gia đâu. Khi tôi đi thăm các cơ sở vũ trụ tại Mỹ, Nhật, châu Âu… thì có suy nghĩ muốn phát triển ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam thì cần một trung tâm vũ trụ.

Ngay sau đó, tôi nảy ra ý tưởng tại sao không xây dựng một trung tâm vũ trụ như các nước trên thế giới. Trong khi Mỹ có tới 10 trung tâm, Nhật Bản có 1 trung tâm".

Lúc này, một số nước lớn sang Việt Nam đều muốn bán vệ tinh, anh Tuấn lại "biến" họ thành đối tác của mình, chuyển giao công nghệ, hợp tác đồng bộ để Việt Nam có thể tự chế tạo vệ tinh. "Vì chúng ta không thể cứ đi mua và phụ thuộc công nghệ vệ tinh nước khác, đến lúc cần gấp họ đâu thể giúp được. Mục đích lớn hơn của Việt Nam là bảo vệ quyền lợi quốc gia trong không gian vũ trụ, vấn đề có tầm quan trọng trong thời đại hiện nay".

Hướng đi này được các nước ủng hộ, chào đón Việt Nam ra sân chơi lớn về công nghệ cao. Và trong điều kiện Việt Nam, cần một lộ trình từng bước. Để trung tâm vũ trụ ra đời cần có ba yếu tố: hạ tầng kỹ thuật, đào tạo con người và hợp tác từng bước chuyển giao công nghệ.

Ý tưởng này ngay lập tức được chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ VN ủng hộ và sau đó được Thủ tướng phê duyệt. Phía Nhật Bản nhận thấy đây là dự án có ý nghĩa cho sự phát triển ngành vũ trụ Việt Nam và có tầm chiến lược cho hợp tác vũ trụ hai nước, nên hai nước đã tiến hành đàm phán và thống nhất sử dụng vốn ODA đầu tư cho dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Ngày 16-9-2011, Trung tâm Vệ tinh quốc gia được thành lập. Năm 2017, Chính phủ đồng ý đổi tên thành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC).

"Ước mơ lớn của tôi thành hiện thực nhưng rồi tôi lại có ước mơ lớn hơn nữa - anh Tuấn, lúc này với vai trò là giám đốc trung tâm, tâm sự - Vũ trụ không chỉ có mỗi vệ tinh, còn có ứng dụng vệ tinh phục vụ cuộc sống, đồng thời nghiên cứu khoa học và đào tạo thế hệ trẻ".

Năm 2014, VNSC đã thành lập Trung tâm Ứng dụng công nghệ vũ trụ tại TP.HCM, đến năm 2015 thì có phòng vật lý thiên văn. Năm 2018, Đài thiên văn được xây dựng ở Nha Trang, và năm 2019 Trung tâm khám phá vũ trụ ra đời cũng ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Sau 10 năm, VNSC đã hình thành được một bộ khung cơ bản.

Hành trình phóng vệ tinh vào vũ trụ - Kỳ 3: Tầm nhìn quyền lợi quốc gia trên không gian vũ trụ - Ảnh 2.

Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) thăm đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư của VNSC tại JAXA, Nhật Bản năm 2014 - Ảnh: VNSC

Những bước đi vững chắc

VNSC đã đạt được những thành tựu nhất định trên các lĩnh vực công nghệ, ứng dụng công nghệ, khoa học vũ trụ, đào tạo và phổ biến kiến thức. Dù mới bước đầu song cho thấy họ đang đi đúng hướng.

Ở lĩnh vực phát triển vệ tinh, với mong muốn làm chủ công nghệ chế tạo, các cán bộ khoa học, kỹ sư của VNSC hiện đã tự lên ý tưởng, thiết kế, chế tạo được 3 vệ tinh thành công, gồm PicoDragon, MicroDragon, và vệ tinh NanoDragon mới được đưa lên quỹ đạo ngày 9-11-2021.

Bên cạnh đó, vệ tinh LOTUSat-1 nặng 570kg do VNSC quản lý, sẽ sử dụng công nghệ radar khẩu độ tổng hợp. Vệ tinh có khả năng chụp ảnh Trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.

LOTUSat-1 sẽ đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời, nhằm ứng phó, giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khi hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. LOTUSat-1 dự kiến được phóng vào cuối năm 2023.

Về ứng dụng công nghệ vũ trụ, giám đốc Trung tâm Ứng dụng phía Nam Lâm Đạo Nguyên cho biết: "VNSC tập trung chủ yếu vào mảng viễn thám và GIS. Sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh quan sát Trái đất trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. 

Ứng dụng được triển khai cụ thể trên các lĩnh vực nông nghiệp, như theo dõi lúa, hệ thống thông tin nông nghiệp thông minh. Trong lâm nghiệp, theo dõi nhanh hiện trạng mất rừng. Trong quy hoạch và quản lý đô thị có đánh giá biến động đô thị. Để quản lý khu vực ven biển, theo dõi sạt lở bờ biển. Trong ứng phó sự cố, theo dõi tràn dầu".

Hiện trung tâm đã xây dựng được hai trung tâm nghiên cứu ứng dụng ở Hà Nội và TP.HCM. Xác định tập trung vào hướng xử lý ảnh vệ tinh, VNSC đã xây dựng được một hệ thống Việt Nam DataCube. Hệ thống này hiện đang tập hợp gần 100.000 ảnh vệ tinh chụp lãnh thổ Việt Nam, được các đối tác quốc tế JAXA, ESA, USGS cho phép khai thác miễn phí.

Ứng dụng trên là thành quả nghiên cứu của đội ngũ cán bộ VNSC, nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, nghị định thư hợp tác với các địa phương cũng đang được triển khai. Số lượng nghiên cứu được công bố quốc tế gia tăng. VNSC cũng là thành viên của Nhóm quan sát Trái đất - GEO.

Trong nghiên cứu vũ trụ, trung tâm đã có Phòng vật lý thiên văn và vũ trụ (DAP). Tại đây hội tụ nhiều nghiên cứu viên có học vị tiến sĩ về vật lý thiên văn. Hướng nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề: vật lý sao và những thiên hà sinh ra ở thời kỳ đầu của vũ trụ. Số liệu được thu nhận từ những đài thiên văn lớn nhất trên thế giới như Alma, Noema và JCMT.

Ngoài ra, phòng đã công bố hơn 45 công trình trên các tạp chí ISI và ACI (Asian Citation Index), trên kỷ yếu hội nghị quốc tế. Thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và sau tiến sĩ và đề tài cấp nhà nước. Đẩy mạnh hợp tác cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới trong hoạt động nghiên cứu và giáo dục.

Về lĩnh vực đào tạo và phổ biến kiến thức, đây là lĩnh vực được VNSC chú trọng vì nó là tương lai của ngành. 

"Chúng tôi tham gia giảng dạy ở các trường đại học, vừa phổ biến kiến thức vừa tìm kiếm tài năng trẻ cho trung tâm. Bạn nào có khả năng nổi bật và đam mê, chúng tôi mời ngay về làm việc trung tâm" - PTGĐ Lê Xuân Huy, phụ trách lĩnh vực đào tạo, cho biết.

Sau khi đưa vào hoạt động hai đài thiên văn ở Nha Trang và Hòa Lạc, trung tâm đã thu hút được người trẻ đam mê khám phá vũ trụ. Nhiều chương trình dành cho học sinh các cấp cũng được thiết kế, tạo sân chơi bổ ích cho các bạn nhỏ.

Sắp tới, VNSC sẽ hoàn thiện thêm khu thử nghiệm vệ tinh hỗ trợ cho việc chế tạo dễ dàng hơn.

------------------

"Nhiều người ở quê khi nghe tôi làm ở trung tâm vũ trụ thì cho rằng cao siêu, con gái làm ngành này lại càng khó tin"

Kỳ tới: Bóng hồng trong chế tạo vệ tinh

Xem thêm: mth.64201029031111202-urt-uv-naig-gnohk-nert-aig-couq-iol-neyuq-nihn-mat-3-yk-urt-uv-oav-hnit-ev-gnohp-hnirt-hnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hành trình phóng vệ tinh vào vũ trụ - Kỳ 3: Tầm nhìn quyền lợi quốc gia trên không gian vũ trụ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools