vĐồng tin tức tài chính 365

Nhật đau đầu trước 'núi' tã giấy qua sử dụng, đốt không xuể

2021-11-16 12:20
Nhật đau đầu trước núi tã giấy qua sử dụng, đốt không xuể - Ảnh 1.

Lò tái chế tã giấy thành chất đốt tại thị trấn Houki - Ảnh: NEW YORK TIMES

"Chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ ống hút hay chiếc ô trang trí trên ly cocktail. Nhưng chúng ta không thể loại bỏ tã ra khỏi cuộc sống con người", bà Kremena M. Ionkova, một chuyên gia cao cấp về phát triển đô thị tại Ngân hàng Thế giới, chia sẻ với báo New York Times.

Theo tờ báo Mỹ, xử lý tã qua sử dụng là một thách thức âm ỉ tại Nhật, bên cạnh những vấn đề khác đã được công khai như thiếu lao động trong các viện dưỡng lão và hệ thống lương hưu bất cập.

Tại thị trấn 10.000 dân Houki thuộc tỉnh Tottori, rác tã giấy là một vấn đề lớn. Trung bình cứ 10 thùng rác thì có 1 thùng là tã người lớn đã qua sử dụng và ngày càng tăng nhanh. Các quan chức địa phương cảm thấy áp lực trước thực trạng này vì cả thị trấn chỉ có 2 lò đốt rác.

Tuy nhiên, thay vì mở thêm lò đốt rác, chính quyền Houki quyết định chuyển một lò đốt thành lò tái chế tã lót, tạo ra các viên nhiên liệu rắn sử dụng cho nhà tắm công cộng của thị trấn.

"Lúc đầu, tôi nghĩ nó hơi rùng rợn vì chúng tôi đang xử lý phân. Mục tiêu của chúng tôi là biến rác từ thứ không thể quản lý thành thứ có thể quản lý được", anh Tatsushi Sakata, 33 tuổi, một công nhân phụ trách lò tái chế tã lót, chia sẻ với New York Times.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc tái chế tã lót là phải tách tã dơ ra khỏi tất cả các chất thải khác.

Ông Hayato Ishii, một quan chức thuộc cơ quan xúc tiến tái chế của Bộ Môi trường Nhật, cho biết chưa đến 10% thành phố yêu cầu các hộ gia đình tách tã lót ra khỏi rác chung.

Ở Houki, các hộ gia đình không phân loại tã nhưng 6 viện dưỡng lão vẫn duy trì việc này. Tã được cho vào những túi khử mùi đặc biệt và đưa đến lò tái chế mỗi ngày.

Nhật đau đầu trước núi tã giấy qua sử dụng, đốt không xuể - Ảnh 2.

Chất đốt tái chế từ tã giấy tại thị trấn Houki được dùng để đun nóng nước tại nhà tắm công cộng - Ảnh: NEW YORK TIMES

Tại lò tái chế, anh Sakata và đồng nghiệp của mình mặc bộ đồ bảo vệ đặc biệt, mang ủng cao su và đội mũ bảo hiểm trước khi vào việc.

Tã lót được đổ vào một thùng có kích thước bằng một chiếc xe cỡ nhỏ và được khử trùng, lên men trong 24 giờ ở 350 độ C. Điều này nhằm giúp giảm thể tích của tã lót xuống 1/3 trước khi đưa vào máy ép.

Các bộ lọc bằng gốm và than tre sẽ giúp loại bỏ mùi tã trước khi chúng bị nghiền nát và ép thành những viên nhỏ dài khoảng 4cm có thể đốt được.

Theo số liệu của Bộ Môi trường Nhật, rác là tã lót đã qua sử dụng tăng 13%, lên gần 1,5 triệu tấn mỗi năm trong 5 năm qua. Số lượng này sẽ tăng thêm 23% vào năm 2030 khi những người 65 tuổi trở lên chiếm gần 1/3 dân số Nhật.

Xử lý rác bằng cách đốt là phương pháp phổ biến tại Nhật, chiếm tới 80% khối lượng rác xử lý, theo báo New York Times. Tuy nhiên việc đốt tã giấy tiêu tốn năng lượng gấp 3-4 lần đốt rác bình thường vì khi ngấm nước tã nở ra gấp 4 lần.

Nhận thức được vấn đề tã giấy ngày càng nghiêm trọng, Bộ Môi trường Nhật đã tổ chức một nhóm chuyên gia để tìm cách khác xử lý tã thay vì đốt bỏ.

Một số thành phố khác ở Nhật đang làm theo Houki trong khi vài nơi khác thử nghiệm biến tã giấy thành vật liệu có thể trộn với ximăng để xây dựng hoặc lát đường.

Unicharm, một trong những nhà sản xuất tã giấy lớn nhất Nhật Bản, đã xây dựng một nhà máy thử nghiệm tái chế tã bỏ đi thành tã mới có thể sử dụng.

Báo New York Times bình luận những thách thức về tã lót mà Nhật Bản đang đối mặt sẽ là vấn đề với các quốc gia khác có dân số đang già đi nhanh chóng.

Nhật Bản thu hồi đất hiếm từ nước ngoài để tái chế trong nướcNhật Bản thu hồi đất hiếm từ nước ngoài để tái chế trong nước

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chủ trương xây dựng cơ sở tái chế đất hiếm được thu hồi từ nước ngoài.

Xem thêm: mth.41074340161111202-eux-gnohk-tod-gnud-us-auq-yaig-at-iun-court-uad-uad-tahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhật đau đầu trước 'núi' tã giấy qua sử dụng, đốt không xuể”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools