Do đó, OPEC và các đồng minh còn được gọi là OPEC+ sẽ phải rất thận trọng khi họ xem xét chính sách sản lượng.
OPEC+ đang dần dỡ bỏ chính sách cắt giảm sản lượng kỷ lục trong năm 2020 với việc nâng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng. Theo kế hoạch, OPEC+ sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 2/12.
Theo ông Barkindo, tình trạng dư cung dầu mỏ sẽ bắt đầu vào tháng 12. Đây là những tín hiệu cho thấy OPEC phải rất cẩn trọng. Song ông Barkindo từ chối trả lời câu hỏi liệu OPEC+ có duy trì chính sách sản lượng hiện tại cuộc họp sắp tới hay không.
Trước đó, ngày 15/11, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cho biết OPEC+ có thể tiếp tục thực hiện chính sách sản lượng hiện nay, bất chấp tình trạng dư cung được dự báo cho quý I/2022.
Tuần trước, OPEC đã hạ dự báo nhu cầu dầu trong năm tới trong khi nguồn cung từ các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ dự kiến gia tăng. Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu toàn cầu khoảng 160.000 thùng dầu/ngày, còn 96,4 triệu thùng/ngày. Báo cáo nêu rõ: "Sự thay đổi trên chủ yếu tính đến nhu cầu giảm từ Trung Quốc và Ấn Độ trong quý IV. Bên cạnh đó, dự báo đà phục hồi kinh tế sẽ chậm lại trong quý IV do giá năng lượng tăng cao".
Hiện nay OPEC đang theo dõi chặt chẽ lượng dầu dự trữ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) như một chỉ báo về "sức khỏe" của thị trường dầu. Tính đến tháng 9, dự trữ dầu tại các nước thành viên OECD giảm 374 triệu thùng so với cùng kỳ năm trước xuống 2,8 tỷ thùng. Số liệu này đã cho thấy tác động của chương trình cắt giảm nguồn cung của OPEC+.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.54742520071111202-iot-gnaht-gnort-gnuc-ud-es-uad-gnourt-iht/et-hnik/nv.vtv