Con gái có thể kết hôn với một cái cây hoặc một con chó
(Ảnh: Shutterstock)
Ở Ấn Độ, phạm vi kết hôn của con người không chỉ giới hạn ở con người mà còn có thể là đồ đạc, con vật như cái cây, cái chậu, con chó… Những người phụ nữ bị coi là “Manglik” (được sinh ra trong một khoảng thời gian xác định, chịu sự ảnh hưởng của Sao Hỏa) bị đạo Hinđu tin rằng có thể gây xui xẻo cho nhà chồng và gia đình chồng tương lai của họ.
Vì vậy, những người phụ nữ này cần phải kết hôn với những đồ vật đã kể trên trước để xua đuổi lời nguyền, sau đó mới kết hôn với đối tượng thật sự. Những món đồ đó sau nghi lễ sẽ bị phá hủy cùng với sự xui xẻo của nó.
Cô dâu không được mặc váy trắng
(Ảnh: Shutterstock)
Không giống như ở các nước khác, cô dâu Ấn Độ không được mặc váy màu trắng trong đám cưới của mình bởi màu này thường được mặc trong đám tang theo văn hóa Ấn Độ giáo. Thay vào đó, cô dâu sẽ mặc saris có màu sắc sặc sỡ, thường là màu đỏ bởi màu sắc này mang một loạt những ý nghĩa tích cực.
Mẹ cô dâu nhéo mũi chú rể
(Ảnh: Shutterstock)
Trong các đám cưới ở Gujarati, mẹ cô dâu có tục lệ nhéo mũi của chú rể một cách thân thiện và vui vẻ. Hành động này được cho là một lời nhắc nhở về sự khiêm tốn và trân trọng cô dâu.
Chân của chú rể được rửa sạch bằng sữa và mật ong
(Ảnh: Depositphotos)
Ở một số cộng đồng Gujarati, khi chú rể đến nhà cô dâu, mẹ cô dâu cần chào đón bằng cách rửa chân cho con rể bằng sữa và mật ong. Hỗn hợp như vậy được gọi là Madhuparka và đây là một trong những nghi lễ cổ xưa vô cùng để chào đón khách
Tóc cô dâu được thoa bột màu đỏ
(Ảnh: Shutterstock)
Khi một người phụ nữ sắp kết hôn, một loại bột mỹ phẩm màu đỏ với tên gọi sindoor sẽ được thoa lên mái tóc của cô ấy. Đây được coi là một dấu hiệu để xác định tình trạng hôn nhân. Nhiều phụ nữ còn thậm chí giữ nguyên tục lệ, thói quen này sau khi cưới.
Chú rể bị đáp cà chua
(Ảnh: Shutterstock)
Trong khu vực bộ lạc của Uttar Pradesh, chú rể và bạn bè chú rể có thể bị ném cà chua tới tấp vào người trong lễ cưới. Nghi lễ này bắt nguồn từ niềm tin cho rằng một mối quan hệ bắt đầu từ tình huống tồi tệ như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến tình yêu sâu đậm về sau.
Bàn chân và bàn tay của cô dâu được trang trí bởi Henna
(Ảnh: Shutterstock)
Trước lễ cưới, cô dâu tương lai sẽ được trang điểm cho bàn chân và bàn tay của mình bằng những họa tiết Henna phức tạp, thường được gọi là nghi lễ Mehendi. Điều này được bắt nguồn từ niềm tin cho rằng henna có khả năng làm thuận lợi cho quá trình sinh nở và đồng thời xua đuổi tà ma cho hai vợ chồng.
Cô dâu ném gạo qua đầu
(Ảnh: Shutterstock)
Vào cuối lễ cưới, cô dâu sẽ thực hiện nghi lễ cuối cùng là Vidaai để nói lời tạm biệt với cha mẹ của mình. Trong lễ Vidaai, cô dâu phải ném một nắm gạo qua đầu và mẹ của cô phải đứng đằng sau để đỡ lấy. Đó là một cách biểu trưng lời cảm ơn tới ba mẹ vì tất cả những gì họ đã làm cho con gái.
Cô dâu và chú rể trao đổi vòng hoa
(Ảnh: Shutterstock)
Một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất được thực hiện trong đám cưới của người Ấn Độ là trao vòng hoa giữa cô dâu và chú rể. Thời xa xưa, nghi lễ này tượng trưng cho sự chấp nhận lời cầu hôn của đôi trai gái. Ngày nay, những bông hoa rực rỡ với hương thơm ngào ngạt kết thành vòng này biểu trưng cho tình yêu cũng như sự tôn trọng lẫn nhau của các cặp đôi mới cưới.
Mai Linh
VTV
Xem thêm: nhc.9320858171111202-od-na-iouc-mad-gnort-neih-taux-ihc-al-cod-cat-yuq-9/nv.zibefac