Máy bay phản lực F-35 - Ảnh: REUTERS
Đây là sự cố đầu tiên đối với tàu sân bay hàng đầu của Anh, HMS Queen Elizabeth.
Bộ Quốc phòng Anh xác nhận vụ tai nạn xảy ra lúc 10h sáng giờ GMT ngày 17-11 (tức 17h, giờ Việt Nam) và "phi công đã được giải cứu an toàn và trở về tàu sân bay".
Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh: "Một cuộc điều tra đã được khởi động và bộ sẽ không bình luận thêm vào lúc này".
Đầu tháng 11, Anh vừa nhận bàn giao 3 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 với chi phí 100 triệu bảng Anh (135 triệu USD) mỗi chiếc.
Tổng số máy bay F-35 trong các hạm đội của Anh hiện nay là 24 chiếc. Chính phủ Anh đã đặt hàng thêm 6 máy bay phản lực F-35, dự kiến sẽ xuất xưởng vào năm 2022 và thêm 7 chiếc vào năm 2023. Vào năm 2025, mục tiêu của Bộ Quốc phòng Anh là sẽ có 48 chiếc F-35 hoạt động.
HMS Queen Elizabeth - hàng không mẫu hạm hàng đầu của Anh - có 8 chiếc F-35 của Anh và 10 chiếc F-35 của Mỹ. Gần đây, hạm đội này đã trở lại châu Âu sau hơn 7 tháng đi qua Biển Đông và vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Bộ Quốc phòng Anh vẫn chưa tiến hành trục vớt chiếc máy bay F-35 vừa bị rớt. Không có máy bay nào khác liên quan đến vụ việc.
Bất chấp việc mở cuộc điều tra, tất cả các máy bay F-35 còn lại và các chuyến bay huấn luyện của tàu HMS Queen Elizabeth vẫn tiếp tục không bị gián đoạn.
TTO - Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc loan tin Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét mua "tiêm kích tàng hình" FC-31 do Trung Quốc sản xuất sau khi chịu đủ áp lực từ Mỹ vì thương vụ mua S-400 từ Nga.
Xem thêm: mth.63732248081111202-neib-gnoux-ior-dsu-ueirt-531-aig-irt-hna-auc-53-f-cul-nahp-yab-yam/nv.ertiout