Đức siết biện pháp phòng dịch với người chưa tiêm chủng để tránh gánh nặng cho hệ thống y tế - Ảnh: REUTERS
Trong cuộc hội đàm bàn về giải pháp kiểm soát dịch COVID-19 ngày 18-11, Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến 16 bang đã nhất trí nhiều biện pháp phòng dịch mới, yêu cầu người chưa tiêm chủng phải có giấy xét nghiệm âm tính khi dùng giao thông công cộng hoặc đến nơi làm việc.
Để bảo vệ những người dễ tổn thương nhất, theo Hãng tin AFP, họ cũng áp dụng tiêm chủng bắt buộc với nhân viên y tế và nhân viên tại các viện dưỡng lão.
Thủ tướng Merkel nhấn mạnh: "Chúng ta cần nhanh chóng hãm đà gia tăng theo cấp số nhân" với số ca bệnh và số ca cần săn sóc đặc biệt.
Những người chưa tiêm sẽ bị cấm đến nơi công cộng tại các khu vực có tỉ lệ nhập viện hơn 3 bệnh nhân/100.000 người trong vòng 7 ngày. Hiện nay, 12/16 bang ở Đức có tỉ lệ này trên 3.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Đức cũng đồng thuận áp dụng quy tắc 2G (đã tiêm và đã bình phục) tại các sự kiện lớn cũng như các cơ sở giải trí và thể thao.
Những khu vực có tỉ lệ nhập viện trên 6 phải áp dụng quy tắc 2G+ (thêm xét nghiệm COVID-19), và khu vực có tỉ lệ trên 9 phải thêm các biện pháp hạn chế tiếp xúc.
"Chúng ta đang trong tình huống cực kỳ khó khăn, đặc biệt với những người làm việc tại bệnh viện và trong khu vực săn sóc đặc biệt", bà Merkel nói.
Thủ tướng Merkel kêu gọi người dân tiêm chủng, cho biết "nhiều biện pháp đang áp dụng hiện nay là không cần thiết nếu chúng ta đã có nhiều người tiêm vắc xin hơn".
Cho đến nay, chưa tới 70% người dân nước này chủng ngừa đầy đủ.
Ngày 18-11, Đức ghi nhận thêm 65.371 ca COVID-19 trong 24 giờ, mức tăng theo ngày cao nhất từ đầu dịch. Cho đến nay, Đức có hơn 5,2 triệu ca bệnh, trong đó có hơn 99.000 ca tử vong vì COVID-19.
TTO - Cháu Lê Thị H., 12 tuổi, học lớp 7 Trường phổ thông cơ sở LNH, Mỹ Tho, bị mắc COVID-19 được hơn một tháng, mẹ dẫn cháu đến bác sĩ khám vì bé không thể nhớ bài học, tinh thần lơ đãng.
Xem thêm: mth.25582039091111202-oac-gnat-meihn-ac-ihk-hcid-gnohp-tahc-teis-cud/nv.ertiout