vĐồng tin tức tài chính 365

Đưa sản phẩm OCOP - báu vật của làng quê vươn xa ra thế giới

2021-11-19 18:35

Cả nước đã có 61 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, công nhận 5.042 sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm).

Những đặc sản mang hơi thở hồn quê

Hưng Yên nổi tiếng không chỉ nhãn lồng, cam lòng vàng, mà từ năm 2019, nghệ Chí Tân - Khoái Châu (Hưng Yên) được cấp giấy chứng nhận OCOP, với những thành tựu đạt được, chứng nhận OCOP giúp nghệ Chí Tân khẳng định thương hiệu đã nổi tiếng của mình. Đặc biệt, sản phẩm nghệ của xã Chí Tân đã và đang được xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ như Trung Đông, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc... nhiều hộ dân trong xã Chí Tân đã cải tạo diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả để trồng cây nghệ vàng. Bình quân mỗi ha trồng nghệ cho thu hoạch trung bình khoảng 27 tấn. Giá trị trên mỗi ha ước đạt 400 - 540 triệu đồng.

Bà Hoàng Thị Châu - thôn Tân Hưng là một trong những hộ trồng nghệ nhiều nhất xã Chí Tân, cho biết: Vào vụ thu hoạch gia đình phải thuê thêm 5 - 6 lao động; thu nhập mỗi năm từ cây nghệ sau khi trừ mọi chi phí cũng được vài trăm triệu đồng. Chính cây nghệ đã không chỉ làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người nông dân mà còn làm thay đổi diện mạo nông thôn trong thời kỳ mới.

Miến dong Bình Liêu là một trong những sản phẩm OCOP Quảng Ninh nổi tiếng nhất của huyện miền núi, biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh), được đăng ký nhãn hiệu độc quyền thương hiệu từ năm 2007 – 2008. Đặc biệt, sau khi được xếp hạng tiêu chuẩn OCOP 4 sao, miến dong Bình Liêu đã được đông đảo người dân trong tỉnh và khách du lịch biết đến.

Hiện nay, miến dong Bình Liêu không những là sản phẩm OCOP chủ lực của huyện, mà còn là sản phẩm chủ lực của tỉnh. Vùng nguyên liệu miến dong đã được huyện quy hoạch phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng lên hơn 250ha.

Mới đây, sản phẩm trà mãng cầu Long Giang của Công ty TNHH SumoFood Việt Nam đạt tiêu chuẩn OCOP trên 4 sao với số điểm cao (88/100) và đánh giá có nhiều tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP đạt hạng 5 trong tương lai. Sản phẩm trà mãng cầu Long Giang chế biến 100% từ thịt mãng cầu xiêm tươi nguyên chất được trồng từ hạt, trải qua các công đoạn chế biến công phu, sử dụng hệ thống sao bằng trục, đưa vào sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - được hiểu là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn).

Bên cạnh những sản phẩm nêu trên, cả nước có hàng nghìn sản vật OCOP mang đậm hơi thở đặc trưng của từng vùng đất như mật ong hoa xuyến chi, chè shan tuyết (Hà Giang), rượu mơ Yên Tử Quang Vinh (Quảng Ninh), nếp cái hoa vàng VietGap (Bắc Ninh), yến chưng đường phèn (Tiền Giang)…

Sản phẩm OCOP rất cần đầu ra bền vững. Ảnh: NTM
Sản phẩm OCOP rất cần đầu ra bền vững. Ảnh minh họa: NTM

Tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm

Theo ông Phạm Văn Phú – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang, các sản phẩm OCOP chủ lực của huyện Mèo Vạc được gắn liền với các sản phẩm du lịch của huyện và sản phẩm du lịch của tỉnh. Nhờ đó, trong những năm gần đây, các sản phẩm OCOP của huyện Mèo Vạc đã góp phần thúc đẩy du lịch của địa phương và của tỉnh. Tác động tương hỗ, ngành du lịch của tỉnh cũng góp phần tiêu thụ và thúc đẩy quá trình phát triển các sản phẩm OCOP của Mèo Vạc. Vì vậy, trong những năm qua, thu nhập của người dân Mèo Vạc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng không ngừng được nâng lên. 

Theo Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, từ năm 2020, qua đánh giá, phân hạng có 33 sản phẩm của 15 chủ thể OCOP đủ điều kiện được UBND tỉnh công nhận, với 3 sản phẩm hạng ba (3 sao), 30 sản phẩm hạng bốn (4 sao). Kết quả từ việc sản phẩm được “nâng sao” đã giúp sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, các sản phẩm OCOP của các địa phương có chất lượng cao. Tuy nhiên, OCOP - báu vật của làng quê, nhưng nếu không làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thì sản phẩm chỉ quanh quẩn nội tỉnh, giá trị kinh tế không cao, người tiêu dùng thiệt thòi không biết đến sản phẩm.

Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử là giải pháp hữu hiệu để đưa sản vật OCOP của từng địa phương không chỉ vượt địa lý vùng, miền, mà có thể vượt đại dương, có mặt trên nhiều châu lục của thế giới.

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay cả nước đã có 61 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, công nhận 5.042 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 62,4% sản phẩm 3 sao, 35,8% sản phẩm 4 sao và 1,3% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm OCOP 5 sao (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 2020).

Có hơn 2.790 chủ thể tham gia, trong đó có 37,7% là HTX, 27,6% là doanh nghiệp, 32% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm.  

 

Xem thêm: odl.345579-ioig-eht-ar-ax-nouv-euq-gnal-auc-tav-uab-poco-mahp-nas-aud/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đưa sản phẩm OCOP - báu vật của làng quê vươn xa ra thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools