Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), giao dịch được thực hiện trong ngày 17/11 theo phương thức thoả thuận. Sau giao dịch này, số cổ phiếu mà ông Tuấn Anh còn nắm giữ tại SeABank là hơn 39,09 triệu CP, tương ứng tỉ lệ sở hữu 2,65% vốn điều lệ ngân hàng.
Ngoài ông Tuấn Anh, Lê Thu Thủy - một người con khác của Chủ tịch Tập đoàn BRG kiêm Phó Chủ tịch HĐQT SeABank Nguyễn Thị Nga – cũng đang sở hữu hơn 39,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ sở hữu 2,968%.
Trước đó, tại phiên giao dịch ngày 10/11, bà Nga đã mua vào hơn 25 triệu CP SSB với giá trị khoảng 250 tỷ đồng. Tỉ lệ CP trên tổng số CP có quyền biểu quyết đang lưu hành mà Phó chủ tịch Thường trực HĐQT SeABank nắm giữ là 1,952%.
Được biết, ông Lê Hữu Báu, chồng bà Nga và 4 công ty có liên quan đến người nội bộ của ngân hàng cũng vừa chuyển nhượng 290 triệu quyền mua cổ phiếu SSB. Với tỉ lệ thực hiện quyền mua là hơn 10,1%, số cổ phiếu được quyền mua tương ứng là hơn 29 triệu cổ phiếu SSB.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 2.530 tỷ đồng, tăng 123% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 2.015 tỷ đồng.
Thu nhập lãi thuần, lãi thuần từ mảng dịch vụ và ngoại hối là những động lực chính thúc đẩy lợi nhuận SeABank trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 84,6% mang về 3.849 tỷ đồng, lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối lần lượt tăng 181% và 124% so với cùng kỳ, tổng hai mảng mang về hơn 921 tỷ đồng.
Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản của SeABank tăng 9,7% trong đó tăng trưởng cho vay khách hàng ở mức khiêm tốn 3,4%, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng mạnh 25,4%.
Trái ngược với tăng trưởng cho vay, tiền gửi của khách hàng lại ghi nhận giảm 2,5% đạt 110.441 tỷ đồng.
Số dư nợ xấu của ngân hàng giảm 6,2% vo với đầu năm về 1.897 tỷ đồng, kéo tỉ lệ nợ xấu về 1,68%.