Nằm trong danh sách này có các tỉnh như Đồng Nai có tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 1.685/1.705 (đạt tỷ lệ 99%); Long An với hơn 91%...
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), những dấu hiệu phục hồi trong hoạt động sản xuất công nghiệp được thể hiện qua chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước. Đặc biệt, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da – giày, điện tử được các hiệp hội dự báo sẽ có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 sẽ tăng khi các doanh nghiệp dần được tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn.
Dù số lượng các doanh nghiệp khôi phục sản xuất tăng nhanh, nhưng theo các hiệp hội ngành hàng, vẫn còn nhiều rủi ro về dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp |
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến khó lường, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Dịch bệnh cũng đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp trong việc dự báo thị trường để ước tính kết quả kinh doanh. Những nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như nguồn cung lao động có thể trở lại với doanh nghiệp nếu Nhà nước không có các biện pháp kịp thời để tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
Theo các hiệp hội ngành hàng, có khá nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ. Chẳng hạn, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm văc-xin, đặc biệt là tại các địa phương trọng điểm về sản xuất, có tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp; tránh tình trạng ban hành và thực thi các chính sách không phù hợp với chủ trương phòng, chống dịch; cần có các chính sách tạo điều kiện để lực lượng lao động trở lại làm việc – đặc biệt là tại các thành phố và các trung tâm công nghiệp lớn trong thời gian sớm nhất…
Hoàng Anh
Xem thêm: lmth.6711541a-hnahn-gnat-gnad-gnod-taoh-ioh-cuhp-peihgn-hnaod/nv.moc.enilnounuhp.www