vĐồng tin tức tài chính 365

4 địa phương lo khép kín dự án vành đai 3

2021-11-23 07:15

UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị ba địa phương khác gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An cùng Ban quản lý dự án Mỹ Thuận hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đường vành đai 3 TP.HCM để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đề nghị ba tỉnh sớm có ý kiến

Trước đó, Bộ GTVT làm việc với UBND TP.HCM về các dự án giao thông lĩnh vực hàng không, đường bộ. Tại đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đề nghị UBND TP.HCM tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An rà soát, nghiên cứu các phương án triển khai dự án đường vành đai 3 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, quyết định.

4 địa phương lo khép kín dự án vành đai 3 - ảnh 1
Sơ đồ hướng tuyến vành đai 3 đi qua bốn địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Đồ họa: HỒ TRANG

Trong văn bản UBND TP đề nghị ba tỉnh có ý kiến đối với quy mô đầu tư và các nội dung liên quan tại hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Ngoài ra, ba tỉnh sớm có ý kiến đối với vấn đề khái toán chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn các tỉnh. Bên cạnh đó là khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn của ba tỉnh tham gia thực hiện dự án. Từ đó, đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án như phương thức đầu tư.

UBND TP đề nghị Ban quản lý dự án Mỹ Thuận khẩn trương chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan gửi UBND ba tỉnh nói trên.

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cần hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để triển khai các bước tiếp theo đúng quy định. Do tính chất quan trọng và yêu cầu tiến độ cấp bách của dự án, UBND TP đề nghị ba tỉnh và ban quản lý sớm gửi văn bản phản hồi.

Dự án đường vành đai 3 có quy mô tám làn xe cao tốc và đường song hành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 165.000 tỉ đồng. Dự án dài 91,66 km, giai đoạn 1 dự kiến thực hiện từ năm 2021 đến 2025 và được chia hai dự án thành phần.

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây 10 năm thì phải hoàn thành xây dựng đường vành đai 3 trước năm 2020. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 16,3 km trên địa phận tỉnh Bình Dương được đưa vào khai thác với quy mô sáu làn xe cơ giới.

Lo thiếu vốn, nhất là giải phóng mặt bằng

Ngày 22-11, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Long An, cho biết tỉnh cũng đề nghị triển khai sớm dự án đoạn qua địa phận Long An. Để thực hiện dự án này thì tỉnh sẽ phải chi trả GPMB và đường song hành vành đai 3. Tuy nhiên, hiện nay kinh phí GPMB không có nên tỉnh đang xin cơ chế cho địa phương kêu gọi đầu tư, trong đó có việc sử dụng quỹ đất hai bên đường song hành.

Theo ông Trung, đường vành đai 3 TP.HCM có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó kết nối với các tỉnh, thành và giảm áp lực giao thông cho quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM - Trung Lương và làm cơ sở để triển khai cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Đặc biệt, dự án này cũng kết nối liên vùng, thuận tiện cho việc điều tiết giao thông về TP.HCM. Về kinh tế, dự án là trục vành đai mang tính chất liên kết vùng, thu hút đầu tư về TP.HCM và các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai.

Ngoài Long An thì UBND tỉnh Bình Dương cũng có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kiến nghị một số nội dung. Theo đó, tỉnh đánh giá dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kết nối với các đầu mối giao thông chính giữa tỉnh và TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tuy nhiên, để triển khai thực hiện bồi thường GPMB đoạn qua địa bàn tỉnh thì cần khoảng 37.620 tỉ đồng. Cạnh đó, xây dựng đường song hành giai đoạn 2021-2025 như đề xuất của Bộ GTVT là vượt quá khả năng cân đối từ nguồn đầu tư công của tỉnh. 

Từ đó, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ các địa phương và phù hợp với nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách theo quy định khi đầu tư các tuyến đường vành đai, cao tốc.

Bình Dương đề xuất một số phương án như bổ sung chi phí bồi thường mặt bằng một lần theo mặt cắt ngang hoàn chỉnh và xây dựng đường song hành vào chi phí của dự án triển khai theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Cạnh đó là tăng tỉ lệ điều tiết để lại cho ngân sách địa phương (từ 36% lên 50%) hoặc hỗ trợ nguồn vốn từ trung ương để thực hiện bồi thường, GPMB các dự án có tính chất liên vùng.

Bình Dương cũng kiến nghị cho phép tỉnh chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương mà địa phương chưa sử dụng để bổ sung thêm vốn thực hiện bồi thường, GPMB…•

TP.HCM ưu tiên mọi nguồn lực để làm dự án

Trong buổi làm việc với Sở GTVT TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chỉ đạo trong giai đoạn 2021-2025, TP ưu tên mọi nguồn lực để khép kín đường vành đai 2, hoàn thành thủ tục đầu tư và khởi động thực hiện đầu tư đường vành đai 3.

Cạnh đó, TP.HCM tập trung thực hiện dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, đồng bộ với dự án nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

UBND TP giao Sở GTVT thường xuyên rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đang triển khai trên địa bàn TP. Từ đó, sở này chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc phát sinh nếu có để đảm bảo tiến độ hoàn thành trước năm 2025. 

 

Xem thêm: lmth.5549201-3-iad-hnav-na-ud-nik-pehk-ol-gnouhp-aid-4/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“4 địa phương lo khép kín dự án vành đai 3”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools