vĐồng tin tức tài chính 365

Người tha phương hiểu nỗi ly hương

2021-11-23 13:31
Người tha phương hiểu nỗi ly hương - Ảnh 1.

Gia đình tôi sẽ đi xe máy về quê - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Tôi đâu có ngờ, ước mong của mình dẫn con về quê nội để con đoàn viên cùng gia đình ba, cùng ông bà nội dịp Tết Tân Sửu năm ấy, chỉ như vũng nước nhỏ, rồi dịch bệnh COVID-19 như gã khổng lồ tai ác giẫm chân xuống, khiến từng giọt mồ hôi vun vén sum vầy dịp Tết của tôi với ba mẹ già văng vào thinh không.

Thương nhớ như luồng điện xoay chiều

Đêm giao thừa năm Tân Sửu, mẹ tôi bật khóc. Tôi nhớ khoảnh khắc mình nghe tin ấy khi ba từ quê xa gọi vào. Xung quanh tôi lúc ấy, tiếng pháo hoa đì đùng, rực sáng bầu trời Gò Vấp.

Tôi nhìn những luồng sáng đầy sắc màu pháo hoa tỏa lên trời ấy, tôi như thấy ở nơi xa 500km ngoài miền Trung, nơi ba mẹ tôi ở đó, ba tôi đang ngồi lặng lẽ bên chậu mai buồn hiu, còn mẹ tôi đang ngồi trầm tư bên võng, ngoài sân, cái bàn cúng giao thừa lạnh lẽo ánh nến hồng. Mẹ khóc...

Xuân Tân Sửu chưa kịp về thì dịch bệnh đã tới trước. Nơi tôi ở mọi thứ dần đóng băng. Ngoài quê xa, ba mẹ tôi đang lầm lũi cùng tuổi già, và con virus tai ương chẳng buông tha ai khi có cơ hội. Ở hai đầu tan nát vì dịch giã, những thương nhớ như luồng điện xoay chiều, tất bật xoay vòng trao gửi những lo lắng hoang mang.

Cái tết năm ấy ập đến như một mỏ neo, để hứa hẹn sự tươi sáng và sum vầy. Tôi biết tâm thế của người tha phương, đang có mẹ cha sống mòn trong vùng cách biệt.

Đêm giao thừa giữa đường phố thưa người ở Gò Vấp, cửa chùa nào cũng khép. Tôi không chỉ buồn vì không thể đoàn viên, tôi buồn hơn vì mẹ tôi khóc. Cả năm mòn mỏi, có giao thừa nào mẹ khóc đâu, dù gì năm nay chúng tôi đã không thể về, đúng như ý mẹ muốn, vì dịch bệnh?

Mẹ ơi đừng khóc!

Con tôi giờ đã 4 tuổi và đã hai năm rồi con chưa được ôm ông bà nội. Gò Vấp - nơi tôi ở - nổ phát súng đầu tiên báo hiệu dịch COVID-19 phương Nam. Ba mẹ tôi ngoài quê xa nhanh chóng trở thành những chuyên gia nắm kỹ thông tin tình hình dịch bệnh ở Gò Vấp.

Nhiều lần mẹ điện cho tôi, có những nỗi lo, tôi biết mẹ không dám nói bằng lời, ngay cả sự sum vầy cũng chỉ thúc giục trong sâu thẳm. Chẳng ai dám nói trước điều gì, chỉ biết mọi giận hờn của hai mẹ con đều trở nên nhỏ nhoi trước những biến cố tai ương.

Khi TP.HCM dần khỏe mạnh trở lại là lúc năm Nhâm Dần trờ đến. Quê mẹ tôi lại bùng phát dịch bệnh dữ dội. Những niềm vui hiếm hoi là khi hai đầu nỗi nhớ khoe nhau những liều vắc xin đã được chích, cứ như những giọt ngầm mát lành, tưới tắm thêm cho hy vọng "nhà mình" sẽ được đoàn viên cùng nhau trong mùa Tết này, thật khỏe mạnh và đủ đầy.

Chỉ người tha phương mới hiểu được nỗi lòng ly hương, nhất là trong hoàn cảnh cái sống cái chết lại mong manh và dễ dàng bất chợt như vậy. Tôi nhớ con heo đất cùng những tờ tiền nhọc nhằn năm trước, khi Tết cận kề. Một năm khốn khó cùng cực dần đến hồi kết, ít nhất là nơi tôi sống.

Tôi bàn với vợ, ráng làm việc nhiều thêm chút nữa, để chăm chút chiếc xe máy cà tàng của cả hai. Mờ sáng 27 Tết năm nay, chúng tôi sẽ về với gia đình nơi xa. 500km suy cho cùng đâu dài và bất lực bằng hai năm qua. Tôi biết còn nhiều phận đời khác còn kém may mắn hơn mình, mùa đoàn viên năm nay sẽ dậy lên trong lòng họ những mất mát đau thương.

Tôi không nói ba mẹ tôi biết "kế hoạch" của mình, vì họ sẽ đứng tim trong lo lắng. Tôi muốn khi mình về tới quê, rồi đứng nơi cửa nhà mình, nhìn lại ba mẹ sau hai năm, rồi nói lời xin lỗi mẹ chân thành nhất: "Xin lỗi mẹ nha, năm nay mẹ đừng khóc nữa, vợ chồng con và cháu nội của mẹ đã về rồi đây!".

Người tha phương hiểu nỗi ly hương - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Dìa đây là nghe mùi Tết hà! Dìa đây là nghe mùi Tết hà!

TTO - Cội mai đứng bên chái tây nhà, thân sần sùi vặn vẹo với vô số cành nhánh vươn ra tứ phía, cứ như thời gian chỉ giúp tích lũy thêm năng lượng sống chứ không làm nó già đi vậy. Cứ đến rằm tháng chạp, chúng tôi lại nhắc nhau lảy lá.

Xem thêm: mth.11930119032111202-gnouh-yl-ion-ueih-gnouhp-aht-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người tha phương hiểu nỗi ly hương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools