Các tảng băng ở bờ biển phía tây gần thị trấn Tasiilaq, Greenland ngày 17-9-2021 - Ảnh: REUTERS
Động thái nói trên đã giáng một đòn vào nỗ lực của các công ty Trung Quốc nhằm giành chỗ đứng trên hòn đảo Bắc Cực giàu tài nguyên này, theo Hãng tin Reuters. Greenland là hòn đảo tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch và là đảo lớn nhất thế giới.
General Nice, công ty nhập khẩu than và quặng sắt của Trung Quốc, đã nắm quyền kiểm soát dự án mỏ Isua vào năm 2015, thay thế chủ sở hữu trước đó là London Mining (đã phá sản). Đây là công ty Trung Quốc đầu tiên giành được quyền khai thác khoáng sản ở Greenland.
Hòn đảo này đã thu hút sự quan tâm của quốc tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã mở ra các tuyến đường thủy và mở ra khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của hòn đảo Bắc Cực rộng lớn này.
Chính quyền Greenland giải thích họ đã rút giấy phép của General Nice do công ty này không bắt tay vào khai thác tại địa điểm trên. Họ cho biết sẽ trao giấy phép cho các công ty mới quan tâm.
Ngoài lý do trên, chính quyền Greenland cho biết công ty Trung Quốc này cũng không thực hiện các khoản thanh toán như đã thỏa thuận.
"Chúng tôi không thể chấp nhận chuyện một chủ sở hữu giấy phép liên tục không tuân thủ các hạn chót đã thỏa thuận" - người đứng đầu Cơ quan Tài nguyên của Greenland, bà Naaja Nathanielsen, cho biết.
Chính quyền Greenland đã yêu cầu công ty Trung Quốc trên trả lại tất cả dữ liệu địa chất, thanh toán khoản tiền cọc còn lại là 1,5 triệu krone Đan Mạch (khoảng 226.000 USD) và dọn dẹp sạch sẽ khu vực khai thác.
Trong khi đó, London Mining (có giấy phép khai thác vào năm 2013) ban đầu lên kế hoạch thuê khoảng 2.000 công nhân Trung Quốc để xây dựng dự án và nhằm cung cấp cho Trung Quốc khoảng 15 triệu tấn quặng sắt mỗi năm. Tuy nhiên, họ không đảm bảo đủ tài chính.
Greenland từng nhận được sự chú ý đáng kể vào năm 2019. Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Donald Trump đã hủy chuyến thăm Đan Mạch sau khi Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen bác bỏ đề xuất của ông Trump về việc mua lại Greenland, gọi đề xuất này là "vô lý".
TTO - Trước tình trạng băng tan do hiện tượng ấm lên toàn cầu, các nông dân ở Greenland đã tìm giải pháp nâng cao năng suất và tổ chức canh tác thân thiện với môi trường trong tình hình mới.
Xem thêm: mth.72110300132111202-couq-gnurt-nas-gnaohk-caht-iahk-yt-gnoc-pehp-yaig-cout-dnalneerg/nv.ertiout