vĐồng tin tức tài chính 365

Đảm bảo hàng hóa dồi dào, ngăn chặn “sốt giá” dịp Tết Nguyên đán

2021-11-24 03:38

Ổn định các mặt hàng thiết yếu 

Để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hoá dịch cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022 của Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Tiêu dùng & Dư luận - Đảm bảo hàng hóa dồi dào, ngăn chặn “sốt giá” dịp Tết Nguyên đán

Đồng thời, chủ động tham mưu UBND tỉnh các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa theo các cấp diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn; có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp có dịch bệnh và Tết; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, phối hợp với các Sở ngành liên quan, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cho lưu thông thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh, bảo đảm an toàn dịch bệnh để kết nối các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu. Phối hợp với các địa phương khác triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, áp dụng các phương thức mới (trực tuyến, sàn đấu giá điện tử,…) để giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ.

Tổ chức thực hiện Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2021, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp theo hình thức phù hợp, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19.

Tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách, hàng hỗ trợ và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là các vùng bị thiệt hại do bão, lũ, những đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh với lượng đủ, giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm” - Chỉ thị Bộ Công Thương nêu rõ

Bên cạnh đó, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất dự trữ đầy đủ, có phương án bảo đảm nguồn cung cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường.

Hướng dẫn các chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 để duy trì hoạt động của các chợ nhằm đảm bảo cung ứng, trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho người dân.

Tiêu dùng & Dư luận - Đảm bảo hàng hóa dồi dào, ngăn chặn “sốt giá” dịp Tết Nguyên đán (Hình 2).

Đối với, các đơn vị sản xuất, đơn vị có hoạt động kinh doanh thương mại, kinh doanh các mặt hàng chính sách tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, áp dụng các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh để đảm bảo duy trì sản xuất; dự trữ vật tư, nguyên, nhiên liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí; thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết. Hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn cho thị trường; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do đầu cơ, nâng giá. Triển khai nghiêm túc việc cung ứng các mặt hàng chính sách cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo một cách đầy đủ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Các Hiệp hội ngành hàng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để phối hợp đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết. Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì sản xuất, kinh doanh, chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.

Ngăn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng ồ ạt ra thị trường 

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; tập trung chỉ đạo cục quản lý thị trường tại các địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận trong thương mại...

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh có biên giới phối hợp với lực lượng chức năng như công an, hải quan, bộ đội biên phòng, thanh tra chuyên ngành,... làm tốt công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới, nhất là với các mặt hàng gia súc, gia cầm và các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Tiêu dùng & Dư luận - Đảm bảo hàng hóa dồi dào, ngăn chặn “sốt giá” dịp Tết Nguyên đán (Hình 3).

Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng trong giai đoạn cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng sốt giá.

Tiêu dùng & Dư luận - Đảm bảo hàng hóa dồi dào, ngăn chặn “sốt giá” dịp Tết Nguyên đán (Hình 4).

Phối hợp với các bộ, ngành địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp sau dịch bệnh và bước đầu thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022….

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa cuối năm 

Theo các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với tiêu thụ thị trường trong nước xuất phát từ thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm do tác động của dịch Covid-19 khiến phải điều chỉnh hành vi tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu suy giảm.

Do đó, cần có những giải pháp để kích cầu sức tiêu dùng trong nước thông qua các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế. Trong số đó, việc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại thời điểm này hết sức có ý nghĩa và quan trọng, để tiếp tục khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc của người tiêu dùng, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng cuộc vận động, qua đó tạo nên sức mua cho hàng hoá Việt Nam.

Để kích cầu tiêu dùng cuối năm, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hiện sở đã trình thành phố ban hành kế hoạch kích cầu tiêu dùng năm 2021.

Dự kiến, trong quý IV, sở sẽ tập trung triển khai 43 sự kiện kích cầu tiêu dùng cho các doanh nghiệp nhằm đưa các sản phẩm của các doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng; chương trình bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích; chương trình Tháng khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2021… và các sự kiện kích cầu nội địa, tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa doanh thu dịch vụ.

Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp phân phối tổ chức các chương trình khuyến mại, hội chợ Tết phù hợp phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm của người dân.

"Tháng khuyến mại tập trung không chỉ là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Việt, người tiêu dùng được tiếp cận, mua sắm hàng hóa với mức giảm giá sâu, chất lượng đảm bảo", bà Trần Thị Phương Lan nói.

Trong tháng khuyến mại tập trung từ ngày 4 - 17/11, hệ thống siêu thị GO!, Big C trên toàn quốc triển khai chương trình Lễ hội ưu đãi, giảm giá đến 49% đối với hàng ngàn sản phẩm, kèm nhiều quà tặng hấp dẫn, cũng như áp dụng chính sách mua nhiều giảm nhiều.

Theo đại diện hệ thống siêu thị GO!, Big C, đây là một trong những chương trình khuyến mãi lớn trong năm của hệ thống siêu thị GO!, Big C nhằm tạo điều kiện để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm với giá ưu đãi, quá đó dần trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch Covid-19. Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu mua sắm chuẩn bị cho các dịp lễ hội cuối năm, hệ thống siêu thị GO!, Big C cũng giảm giá mạnh các mặt hàng thời trang, quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình…

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết, để kích cầu tiêu dùng, siêu thị đang tiếp tục phối hợp cùng các nhà cung cấp thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá cho các mặt hàng tươi sống, hàng thiết yếu, hàng phòng dịch… và sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản không tiêu thụ được do dịch bệnh.

Ngoài ra, để hỗ trợ nhân dân, người lao động tại khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố được tiếp cận hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý trong những tháng cuối năm, dịp Tết Nguyên đán, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tổ chức các chuyến bán hàng Việt về các huyện ngoại thành trong điều kiện cho phép.

Sở dự kiến tổ chức 9 phiên chợ Việt tại 5 huyện ngoại thành và 4 khu công nghiệp, khu chế xuất, gồm: Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Mê Linh, Hoài Đức, các khu công nghiệp: Bắc Thăng Long, Phú Nghĩa, Bắc Thường Tín, Nội Bài từ tháng 10 -12.

Cùng với đó, tổ chức các Tuần hàng Việt tại huyện Quốc Oai và Chương Mỹ với quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn. Ngoài ra, sở vận động các doanh nghiệp phân phối, siêu thị tổ chức các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng về các đại lý tại khu vực ngoại thành, các xã miền núi, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Sở cũng thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, phân phối, hợp tác xã sản xuất trên địa bàn thành phố về khai thác, vận chuyển hàng hóa để hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện, đảm bảo lưu thông hàng hóa, cung ứng đến người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng…

"Trong bối cảnh dịch bệnh, chúng tôi cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết thương mại điện tử với loại hình thương mại truyền thống; tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến để mở rộng thị thường tiêu thụ cho các sản phẩm", bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng này ước tính đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 59,8% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 440 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hương Anh (tổng hợp) 

Xem thêm: lmth.375435a-nad-neyugn-tet-pid-aig-tos-nahc-nagn-oad-iod-aoh-gnah-oab-mad/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đảm bảo hàng hóa dồi dào, ngăn chặn “sốt giá” dịp Tết Nguyên đán”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools