vĐồng tin tức tài chính 365

Gặp của rơi, đừng hồn nhiên 'bỏ túi'

2021-11-24 06:25

* Luật sư Hà Hải (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM):

Trả lại tài sản là nghĩa vụ của người nhặt

Việc trả lại tài sản đánh rơi, bỏ quên không chỉ là ứng xử phù hợp đạo đức mà pháp luật quy định đó là nghĩa vụ của người nhặt. Bộ luật dân sự quy định người nhặt được tài sản phải trả lại cho chủ sở hữu nếu biết chủ sở hữu thông qua đặc điểm, thông tin lưu lại trên tài sản. Nếu không biết thì phải chuyển giao tài sản cho công an hoặc UBND cấp xã gần nhất để trả lại cho khổ chủ.

Trong trường hợp chiếm giữ trái phép, tùy tình huống, mức độ mà người nhặt có thể sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điều 15, nghị định 167 hoặc xử lý hình sự về tội "chiếm giữ trái phép tài sản" (điều 176 Bộ luật hình sự 2015). Riêng vụ việc nữ lao công ở Hà Nội bị cơ quan điều tra khởi tố về tội "cưỡng đoạt tài sản" là tùy thuộc kết quả điều tra, đánh giá về diễn biến, tính chất vụ án.

* Luật sư Nguyễn Huy Việt (Đoàn luật sư TP.HCM):

Trường hợp nào được thưởng?

Pháp luật dân sự quy định người nhặt được của sẽ được hưởng tài sản hoặc Nhà nước thưởng một phần giá trị tài sản nếu chủ tài sản không đến nhận hoặc không xác định được chủ sở hữu. Điển hình là vụ người phụ nữ nhặt ve chai ở quận Tân Bình (TP.HCM) phát hiện 5 triệu yen trong chiếc loa đã được cơ quan chức năng giao cho quyền sở hữu số tiền sau 1 năm thông báo mà không xác định được chủ sở hữu.

Bộ luật dân sự quy định khá nhiều trường hợp về của rơi và tương tự. Đó là tài sản bị bỏ quên, đánh rơi; tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm; gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước; tài sản không xác định được chủ sở hữu... Các trường hợp đều yêu cầu người nhặt được, người tìm thấy tự mình thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan công an hoặc UBND cấp xã gần nhất để thông báo và trả lại cho chủ sở hữu.

Trong đời sống hằng ngày, xử lý tài sản bị bỏ quên, đánh rơi được quy định tại điều 230 Bộ luật dân sự. Theo đó, sau 1 năm kể từ khi thông báo tìm chủ sở hữu mà không ai đến nhận, cơ quan chức năng sẽ xác lập sở hữu nhà nước, trích thưởng cho người nhặt hoặc giao luôn cho người nhặt đối với tài sản bị bỏ quên, đánh rơi.

Nếu tài sản có giá trị dưới hoặc bằng 10 tháng lương cơ bản, người nhặt được sẽ được giao sở hữu luôn tài sản đó. Nếu tài sản trị giá trên 10 tháng lương cơ bản thì Nhà nước trích thưởng cho người nhặt 10 tháng lương cơ bản cộng với 50% giá trị của tài sản vượt quá 10 tháng lương cơ bản, phần còn lại của Nhà nước.

Trường hợp tài sản nhặt được là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì không được hưởng 10 tháng lương mà phải giao trả cho Nhà nước và được Nhà nước thưởng theo quy định tại nghị định 29/2018.

Xem thêm: mth.89890502232111202-iut-ob-neihn-noh-gnud-ior-auc-pag/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gặp của rơi, đừng hồn nhiên 'bỏ túi'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools