vĐồng tin tức tài chính 365

Lãi suất tiền gửi không còn hấp dẫn

2021-11-24 17:24

Các ngân hàng có động thái khuyến mại để hút tiền gửi trở lại khi tín dụng tăng mạnh. Tuy nhiên, lãi suất hấp dẫn vẫn chưa đủ với người có tiền nhàn rỗi.

Ở 3 quý đầu năm, các ngân hàng có vẻ không quan tâm nhiều đến diễn biến này do tăng trưởng tín dụng quá thấp, hút vốn vào nhiều nhưng không cho vay ra được chỉ làm tăng thêm gánh nặng chi phí lãi. Thậm chí, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất huy động khá sâu. Bước sang tháng 11, cầu tín dụng bất ngờ hồi phục nhanh trở lại khiến các ngân hàng thương mại bắt đầu “tung chiêu” hút tiền gửi, qua việc điều chỉnh tăng biểu lãi suất với nhiều hình thức.

Đon cử bắt đầu từ đầu tháng 11, lãi suất tiết kiệm tiền gửi tại quầy của Sacombank đã tăng thêm 0,6% đối với kỳ hạn từ 2 tháng đến dưới 6 tháng và tăng 0,4% với các kỳ hạn 18 tháng, 36 tháng.

Một số ngân hàng lại điều chỉnh lãi suất ở hình thức tiền gửi trực tuyến như ABBank cộng thêm 0,4% lãi suất gửi online so với gửi tại quầy, gửi tiết kiệm trên VPBank NEO được ưu đãi nhân đôi lãi suất tháng đầu tiên. Vietcapital Bank cũng đã tăng nhẹ khoảng 0,2-0,3% lãi suất tiền gửi online so với đầu năm.

Đáng chú ý, một số ngân hàng quy mô lớn có xu hướng muốn rút ngắn tốc độ hút tiền gửi bằng cách áp dụng lãi suất cao cho số tiền gửi lớn. Như tại Techcombank cũng công bố lãi suất đặc biệt 7,1%/năm, với điều kiện tiền gửi từ 999 tỉ đồng trở lên và cam kết không được tất toán trước hạn. 

Một số ngân hàng khác như LienVietPostBank có lãi suất 6,99%/năm, HDBank với 6,95%/năm, MB 6,8%... với các điều kiện riêng áp dụng cho các khoản tiền gửi giá trị lớn trên 200-300 tỉ đồng với kỳ hạn 12-13 tháng. Với khoản tiền gửi thông thường tại các ngân hàng, lãi suất kỳ hạn 12-13 tháng thường thấp hơn 1-2,5%, phổ biến là 4,85-6,8%/năm.

Cá biệt, tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cho khách hàng ưu tiên ở mức 4,4-5%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam. Nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh Vietcombank có lãi suất 12 tháng 5,5%/năm, các ngân hàng còn lại đều để lãi suất 5,6%/năm.

Dẫu vậy, một điều dễ thấy là năm nay kênh tiền gửi không còn hấp dẫn, vì lãi suất huy động xuống rất thấp. Thay vào đó, các kênh chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, sôi động. Số liệu do Ngân hàng Nhà nước mới công bố cho thấy, tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm hai tháng liên tiếp (tháng 8 và 9), trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp.

Từ tháng 3 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng “èo uột”, không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí là có nhiều tháng sụt giảm. Đây là diễn biến chưa từng thấy ở những năm trước đây. Đáng chú ý, tiền gửi của cá nhân đã giảm hai tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9. Tiền gửi này trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỉ đồng xuống còn hơn 5,291 triệu tỉ đồng. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của cá nhân cũng đã giảm gần 1.000 tỉ đồng.

Lãi suất tiền gửi thấp khiến nhiều người dân chuyển tiền sang đầu tư chứng khoán, bất động sản… Trong 10 tháng, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản được nhóm này mở trong giai đoạn 2017 - 2020 cộng lại. Riêng tháng 10, hơn 129.500 tài khoản chứng khoán do nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới, tăng gần 13% so với tháng trước.

Chính vì lẽ đó, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cũng cảnh báo rằng, trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ, thì việc thị trường chứng khoán, bất động sản “sốt nóng” là tín hiệu không tốt. Bởi vì, gốc của nền kinh tế là sản xuất kinh doanh, cho nên dòng tiền đổ vào các lĩnh vực này quá lớn sẽ làm giảm nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung.

Xem thêm: odl.933779-nad-pah-noc-gnohk-iug-neit-taus-ial/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lãi suất tiền gửi không còn hấp dẫn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools