vĐồng tin tức tài chính 365

“Cuộc đua tốc độ” thay đổi ngành công nghiệp 1.000 tỷ USD ở Mỹ, ông lớn bán lẻ như Walmart, Amazon “đuổi theo” không kịp

2021-11-25 09:24

Ra đời từ khi đại dịch xuất hiện, dịch vụ giao hàng siêu nhanh mang hàng hoá đến tận tay khách hàng trong vòng 15 phút đang nở rộ tại các thành phố lớn của Mỹ. Sự xuất hiện của mô hình mới đang thay đổi cả ngành hàng tạp hoá trị giá 1.000 tỷ USD.

Các nhà bán lẻ lớn thường mất từ 1-2 tiếng để giao đơn hàng trong ngày. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp hiện đang phát triển một hình thức mua sắm mới cho phép khách hàng mua đúng thứ họ cần chỉ trong vòng 15 phút.

Buyk đến từ Nga là một công ty tiên phong trong lĩnh vực này. Buyk ra mắt dịch vụ của mình tại New York vào cuối tháng 8. Người dùng đặt hàng thông qua một ứng dụng và hàng hoá sẽ được giao đến trong vòng 15 phút. Không tính phí giao hàng, không cần số hàng hoá tối thiểu, người dùng thậm chí có thể chỉ yêu cầu giao một chai nước cũng không thành vấn đề.

Với 20 địa điểm trên khắp thành phố New York, các cụm cửa hàng nhỏ với tên gọi "dark stores" chính là cối lõi của dịch vụ này. "Dark stores" là tên gọi để chỉ những cửa hàng bán lẻ phục vụ riêng cho mua sắm trực tuyến. Buyk có kế hoạch mở rộng sang Chicago vào cuối năm 2021, nâng tổng số cửa hàng trên toàn quốc lên khoảng 100.

Khi khách đặt mua hàng, nhân viên sẽ đi chọn hàng theo yêu cầu và đóng gói. Quá trình này mất khoảng 2 phút rưỡi. Sau đó, nhân viên chuyển phát nhanh sẽ giao đến tận nhà hoặc văn phòng của khách. Bán kính giao hàng của mỗi "dark stores" là khoảng 1,5-2km. Sản phẩm sẽ đến tay người mua sau 15 phút đặt hàng.

Slava Bocharov, giám đốc điều hành và đồng sáng lập Buyk cho biết: "Khách hàng có thể mua trứng, sữa và các mặt hàng tạp hóa khác khi họ cần, mà không cần lên kế hoạch trước và mua với số lượng lớn".

Không giống như siêu thị, các cửa hàng theo mô hình này không cần thu ngân hay nhân viên sắp xếp hàng trên kệ cho đẹp mắt. Thay vào đó, cửa hàng chỉ cần nhân viên đóng gói và giao hàng. Yana Pesotskaya, người đứng đầu hoạt động bán lẻ của Buyk tại Mỹ cho biết, các "dark stores" có thể cung cấp sản phẩm với mức giá tương đương các siêu thị gần đó.

Robomart – một công ty ở Santa Monica, California, đang đặt mục tiêu giao hàng trong vòng 10 phút tại khu vực Tây Hollywood. Khách hàng khi nhấn vào ứng dụng trên điện thoại di dộng, một chiếc xe tải nhỏ được chuyển đổi thành cửa hàng tạp hoá sẽ di chuyển và xuất hiện trước cửa nhà khách hàng chỉ sau 2 phút.

Thêm một lần chạm nữa, cửa xe sẽ tự động mở và khách hàng có thể chọn sản phẩm họ muốn. Các mặt hàng được gắn thẻ để nhận dạng bằng cảm biến trong xe. Chi phí đơn hàng sẽ được tính vào thẻ tín dụng của khách đăng ký tại Robomart.

Khách hàng sẽ phải trả một khoản tiền phí cố định là 2 USD nhưng không bị giới hạn mức tối thiểu của đơn hàng. Dịch vụ này bỏ qua công đoạn đóng gói sản phẩm và giao toàn bộ cửa hàng đến người tiêu dùng. Thời gian di chuyển trung bình là 9 phút và nhanh nhất có thể chưa đến 2 phút.

Giám đốc điều hành Ali Ahmed, người đồng sáng lập Robomart vào năm 2017, đã ví dịch vụ này giống như Uber và Lyft. Ahmed mô tả Robomart là "dịch vụ gọi cửa hàng đến trước cửa nhà".

“Cuộc đua tốc độ” thay đổi ngành công nghiệp 1.000 tỷ USD ở Mỹ, ông lớn bán lẻ như Walmart, Amazon “đuổi theo” không kịp - Ảnh 1.

Cửa hàng bán đồ ăn nhanh di động của Robomart. Công ty có kế hoạch cung cấp 6 loại cửa hàng di động. Ảnh: Hiona Shiraiwa

Một "xe đồ ăn nhanh" chở đồ ăn nhẹ, đồ uống và thực phẩm khác bắt đầu hoạt động vào tháng 6. Trước đó, một hiệu thuốc di động đã bắt đầu chạy thử nghiệm vào tháng 12 năm 2020. Robomart dự định có 6 loại cửa hàng di động bao gồm siêu thị thực phẩm tươi sống, quán cà phê, cửa hàng kem và cửa hàng thức ăn nhanh.

Chia sẻ về tham vọng trong tương lai, Robomart dự định sẽ giới thiệu xe không người lái. Ahmed nói: "Nó có thể giúp các nhà bán lẻ tăng lượng đơn giao hàng lên đến 500%".

Trong thời kỳ đại dịch, việc giao thực phẩm tươi sống tại nhà trở nên phổ biến. Những gã khổng lồ bán lẻ như Walmart, Amazon cũng như Instacart đã tung ra dịch vụ giao ngay trong ngày. Các công ty cạnh tranh rất gay gắt để đáp ứng nhu cầu về tốc độ và giữ chân người tiêu dùng.

Mặc dù có lợi thế về quy mô lớn, nhưng thời gian giao hàng của các nhà bán lẻ lớn mất ít nhất 1-2 giờ kể từ lúc bắt đầu giao hàng. Khi các công ty khởi nghiệp với các dịch vụ giao hàng siêu nhanh chưa đầy 15 phút nhảy vào cuộc chơi, điều này có khả năng sẽ thay đổi ngành bán lẻ.

Trong tương lai, các gia đình thậm chí sẽ không cần đến tủ lạnh nữa. Đây là tuyên bố của dịch vụ giao hàng siêu nhanh "Fridge No More" – dịch vụ cung cấp hàng hoá cho khách trong vòng 15 phút. Gorillas có trụ sở tại Đức và đang hoạt động trong các khu dân cư ở New York có thể giao thực phẩm đến trong vòng 10 phút.

Các công ty nghiên cứu cho biết thị trường hàng tạp hóa của Mỹ dự kiến ​​sẽ đạt trị giá khoảng 1.000 tỷ USD trong năm 2021. Dòng vốn đầu tư mạo hiểm cũng đang đổ vào thị trường, vì thương mại điện tử có nhiều không gian để thâm nhập vào lĩnh vực vốn do siêu thị truyền thống thống trị.

Lĩnh vực này thậm chí còn đang tạo ra "kỳ lân" – các công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD. Khi nền kinh tế khôi phục trở lại, các công ty từng thu hút người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch sẽ có cơ hội chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giành thị phần đang ngày một nóng lên.

Theo Nikkei Asia


Xem thêm: nhc.57003106122111202-pik-gnohk-oeht-ioud-nozama-tramlaw-uhn-el-nab-nol-gno-ym-o-dsu-yt-0001-peihgn-gnoc-hnagn-iod-yaht-od-cot-aud-couc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

““Cuộc đua tốc độ” thay đổi ngành công nghiệp 1.000 tỷ USD ở Mỹ, ông lớn bán lẻ như Walmart, Amazon “đuổi theo” không kịp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools