Dù áp lực lạm phát ngày càng tăng cao nhưng giá vàng lại có những biến động trái chiều. Đồng USD và các công cụ nợ của Hoa Kỳ mới là nơi mà dòng tiền hướng đến.
Cục Phân tích Kinh tế, thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã báo cáo rằng, chi phí sinh hoạt đã tăng với tốc độ cực đại trong vòng 31 năm qua so với chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE).
Chi phí hàng hóa và dịch vụ đã tăng 0,6% trong tháng 10. Từ đó đưa chỉ số PCE lên 5% hàng năm. Đây là mức tăng lạm phát lớn nhất kể từ tháng 12 năm 1990. Điều này cũng đã xác nhận một báo cáo của Chính phủ hồi đầu tháng chỉ ra rằng, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (CPI) đã tăng lên 6,2% trong tháng 10, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11 năm 1990.
Theo một cuộc thăm dò do trang Yahoo! News/YouGov, đại đa số người Mỹ nhận thức sâu sắc về căng thẳng lạm phát trong năm nay.
Cụ thể, 77% người Mỹ nói rằng, lạm phát đang ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ. 37% nhận định lạm phát đã tác động đến họ rất nhiều, 40% câu trả lời cho rằng nó có một số tác động.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện dự báo rằng, lạm phát sẽ dai dẳng hơn tính toán ban đầu. Fed dự đoán những áp lực này sẽ kéo dài đến giữa năm sau. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là chỉ là cái nhìn tích cực. Họ tin rằng, áp lực lạm phát sẽ không giảm cho đến tận quý III hoặc IV năm sau.
Biên bản cuộc họp FOMC vừa qua tiết lộ rằng, nhiều người tham gia khuyên ủy ban nên chuẩn bị điều chỉnh tốc độ thu mua tài sản và tăng phạm vi mục tiêu cho tỉ lệ quỹ liên bang sớm hơn. Từ đó Fed có thể tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến.
Ý kiến của các thành viên Cục Dự trữ Liên bang đã thay đổi mốc thời gian để dỡ bỏ, hoặc bình thường hóa lãi suất sang tháng 6 năm sau hoặc sớm nhất là vào tháng 4 năm 2022.
Để đạt được điều này, họ phải đẩy nhanh tiến độ giảm dần thu mua tài sản mà hiện nay rất có thể xảy ra. Fed sẽ triệu tập cuộc họp FOMC cuối cùng của năm 2021 vào ngày 14 và 15 tháng 12.
Ngay sau cuộc họp FOMC, sức mạnh đồng Dollar đã tăng lên đáng kể. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng như các công cụ nợ khác của Hoa Kỳ cũng tăng mạnh.
Dưới tác động của tin tức, những người kỳ vọng giá kim loại quý cao hơn vào đầu tháng 11 do lo ngại về lạm phát đã chuyển sang lo lắng về việc tăng lãi suất bắt đầu sớm hơn nhiều so với dự đoán.
Sự thay đổi về tâm lý này đã đưa giá vàng tương lai từ mức cao nhất trong ngày là 1879 USD vào 16.11 xuống mức thấp chỉ 1.789 USD/ounce.
Nhà đầu tư đã thay đổi góc nhìn với vàng, từ kỳ vọng tăng giá sang giảm sâu do áp lực kép của lạm phát. Phần lớn họ có vẻ đang chờ đợi một chính sách tiền tệ tích cực hơn nhiều từ phía Fed.
Giá vàng SJC có giá 59,45 triệu - 60,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra)
Giá vàng DOJI có giá 59,35 triệu – 60,10 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra)
Giá vàng thế giới hôm nay niêm yết ở mức 1.789,7 USD/ounce
Xem thêm: odl.756779-naod-ohk-gnac-yagn-gnav-aig-neihk-man-03-tahn-oac-gnat-yk-aoh-tahp-mal/et-hnik/nv.gnodoal