Bệnh nhân được thăm khám, hướng dẫn tập luyện phục hồi sức khỏe tại khoa vật lý trị liệu sau COVID-19, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 24-11 đến 16h ngày 25-11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.450 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 12.429 ca ghi nhận trong nước (tăng 640 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 6.842 ca trong cộng đồng).
Ca nhiễm ở miền Tây tiếp tục tăng
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.582), Cần Thơ (741), Tây Ninh (683), Bình Dương (678), Bà Rịa - Vũng Tàu (658), Bạc Liêu (617), Đồng Tháp (609), Đồng Nai (543), Vĩnh Long (491), Sóc Trăng (486), Bình Thuận (402), Bến Tre (401), Kiên Giang (397);
Bình Phước (342), Trà Vinh (294), Cà Mau (287), Hà Nội (264), An Giang (248), Hậu Giang (239), Lâm Đồng (235), Khánh Hòa (191), Bình Định (159), Hà Giang (135), Gia Lai (128), Tiền Giang (123), Bắc Ninh (122), Nghệ An (118), Long An (110), Thừa Thiên Huế (96), Đắk Lắk (93), Quảng Nam (92), Quảng Bình (91), Đắk Nông (69), Thanh Hóa (69), Đà Nẵng (66), Hòa Bình (64);
Thái Bình (60), Vĩnh Phúc (54), Nam Định (42), Quảng Ngãi (39), Phú Thọ (34), Ninh Thuận (32), Tuyên Quang (28), Quảng Trị (26), Hà Tĩnh (26), Phú Yên (24), Bắc Giang (20), Quảng Ninh (19), Hà Nam (18), Điện Biên (17), Lạng Sơn (13), Hưng Yên (13), Thái Nguyên (10), Sơn La (9), Cao Bằng (8 ), Ninh Bình (5), Hải Dương (5), Lào Cai (2), Hải Phòng (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-119), TP.HCM (-84), Vĩnh Phúc (-79).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lâm Đồng (+211), Bạc Liêu (+199), Bình Phước (+197).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.666 ca/ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.168.228 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.855 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 1.163.054 ca, trong đó có 940.071 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (462.371), Bình Dương (278.780), Đồng Nai (84.508), Long An (37.754), Tiền Giang (24.239).
Đã có 942.888 ca khỏi
Về điều trị, trong ngày 25-11, có 5.627 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 942.888 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.475 ca.
Từ 17h30 ngày 24-11 đến 17h30 ngày 25-11 ghi nhận 164 ca tử vong, trong đó tại TP.HCM có 59 ca, gồm 12 trường hợp là người dân của các tỉnh, thành phố sau: An Giang (1), Bạc Liêu(1), Bình Dương(1), Bình Thuận(1), Đồng Tháp(1), Khánh Hòa(1), Long An(4), Quảng Trị (1), Tiền Giang(1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Tiền Giang (13), An Giang (17), Bình Dương (13), Kiên Giang (10), Tây Ninh (8), Đồng Nai (8 Cần Thơ (8), Long An (7), Vĩnh Long (6), Sóc Trăng (5), Đồng Tháp (2), Bạc Liêu (2), Đắk Lắk (1), Bình Thuận (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Hậu Giang (1), Quảng Ngãi (1), Trà Vinh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 133 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.407 ca, chiếm tỉ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Về tiêm chủng, trong ngày 24-11 có 1.578.870 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 114.591.610 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 68.490.909 liều, tiêm mũi 2 là 46.100.701 liều.
* Bộ Y tế thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác bảo đảm khả năng thu dung, điều trị, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
* TP Hà Nội ban hành phương án về đáp ứng thu dung điều trị "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội" với 3 giai đoạn. Trong đó: Giai đoạn 1 là 10.000 ca mắc, giai đoạn 2 là 40.000 ca mắc và giai đoạn 3 là 100.000 ca.
* Tỉnh Khánh Hòa triển khai chăm sóc, điều trị cho khoảng 360 F0 tại nhà. Ngành y tế địa phương đã triển khai gần 140 trạm y tế lưu động tại các xã, phường trên địa bàn để để đáp ứng cho việc chăm sóc, điều trị các F0 tại nhà.
* Vĩnh Long kích hoạt bệnh viện dã chiến 1.000 giường phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Bệnh viện được đặt tại ký túc xá Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, có nhiệm vụ tổ chức phân loại ngay từ khâu tiếp nhận những người có nguy cơ; tổ chức thường trực, cấp cứu, khám, điều trị những người mắc COVID-19 không có triệu chứng.
* Tây Ninh thành lập các tổ y tế lưu động (sử dụng Tổ tự quản thuộc xã/phường/thị trấn) để hướng dẫn, giám sát, theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 cách ly tại nhà, tuyên truyền vận động phòng, chống dịch. Tính đến hết ngày 24-11, lũy kế toàn tỉnh đã ghi nhận 25.798 ca mắc COVID-19; 11.822 trường hợp đang được điều trị và đã có 225 người tử vong.
* Cao Bằng cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, THPT Chuyên tỉnh Cao Bằng, THPT Bế Văn Đàn và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng tạm dừng đến trường từ ngày 26-11 để phòng chống dịch.
* TP Lạng Sơn tạm dừng hoạt động một số loại hình dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn thành phố như sau karaoke, quán bar, xông hơi, massage, các phòng tập gym, phòng thể dục, yoga, cơ sở spa, điểm truy cập internet, trò chơi điện tử.
Các cơ sở dịch vụ ăn, uống trong nhà, nhà hàng được mở cửa hoạt động đến 23h hàng ngày và phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế; tuyệt đối không kinh doanh dưới lòng đường, vỉa hè.
Các địa phương vận động người dân tạm dừng, tạm hoãn tổ chức đám cưới. Đối với đám cưới đã ấn định ngày chỉ tổ chức trong một ngày và yêu cầu tổ chức không quá 30 mâm; đề nghị không mời khách ngoài tỉnh, ngoài địa bàn thành phố, khuyến khích hình thức báo hỷ và các hình thức gửi quà mừng...
Thời gian áp dụng: từ 0h ngày 26-11.
TTO - Dưới thời tiết oi bức, số lượng bệnh nhân quá tải cùng với tiếng tít tít phát ra liên hồi từ các thiết bị y tế khiến không khí tại đây càng khẩn trương.