Người dân thanh toán tiền xăng bằng thẻ tín dụng
Đảm bảo lưu thông tiền tệ trong đại dịch
Nhanh chóng chuyển đổi số không chỉ giúp ngành ngân hàng duy trì sự ổn định trong bối cảnh dịch bệnh mà còn mang đến lợi ích nhiều hơn cho cộng đồng. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hệ thống các ngân hàng vẫn hoạt động thông suốt; đảm bảo sự lưu thông tiền tệ cho các nhu cầu thiết yếu của người dân ngay cả khi các giao dịch bằng tiền mặt bị hạn chế.
Quá trình số hóa giúp người dùng dễ dàng thực hiện các dịch vụ ngân hàng cốt lõi như: mở thẻ để thanh toán, mở tài khoản, gửi tiết kiệm, chuyển tiền và các dịch vụ ngân hàng khác qua hình thức "không tiếp xúc".
Đồng thời, sự kết nối của hệ sinh thái số của ngân hàng với các dịch vụ số của các lĩnh vực khác như: thương mại điện tử, dịch vụ vận chuyển, xe công nghệ... đã mang lại trải nghiệm liền mạch và tiện ích cho người dùng ngay cả trong những thời điểm giãn cách.
Có thể nói, quá trình số hóa của ngành ngân hàng đã góp phần đưa sự chuyển dịch của thị trường từ phương thức truyền thống sang nền tảng số diễn ra nhanh chóng và thông suốt hơn trong đại dịch.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, chỉ tính riêng quý 1 năm 2021, giao dịch không dùng tiền mặt qua kênh Internet đạt 156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỉ đồng, tăng 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước; giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 395,05 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỉ đồng, tăng 103% về giá trị; kênh QR code đạt 5,3 triệu món với giá trị 4.479 tỉ đồng, tăng 146%...
Nỗ lực gia tăng "điểm chạm" trên nền tảng số
Ngay cả khi các hoạt động kinh tế, xã hội đã dần trở lại bình thường, các hoạt động ngân hàng "không tiếp xúc" cũng đã dần trở nên quen thuộc. Vì vậy, cuộc đua ngân hàng số vốn dĩ đã diễn ra khá nhanh do "lực đẩy" của COVID-19 thì giờ đây vẫn tiếp diễn khá sôi nổi.
Đơn cử, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội tạo được "điểm chạm" đến khách hàng khi triển khai tích hợp tất cả các giao dịch ngân hàng, quản lý tài chính hoàn toàn miễn phí trên App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân), BIZ MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp) và mô hình giao dịch ngân hàng tự động MB SmartBank.
Các ngân hàng vẫn đang tiếp tục cuộc đua số hóa để mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng trên nền tảng số
Thành viên Ban điều hành, Giám đốc Khối Ngân hàng số MB Vũ Thành Trung cho biết: " Với triết lý kinh doanh 'Lấy khách hàng làm cốt lõi', mọi sản phẩm, dịch vụ được ngân hàng đưa ra thị trường đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và mong muốn tại mỗi điểm tiếp xúc với khách hàng. Các công nghệ lõi cho quá trình số hóa của MB đều do chúng tôi làm chủ. Đó là chìa khóa để chúng tôi đi nhanh và chắc."
Với tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại di động thông minh cao và internet đang được "phổ cập", con đường số hóa của ngành ngân hàng càng có điều kiện tăng tốc.
Số liệu từ ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện có 95% tổ chức tín dụng đã, đang hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Dự kiến, trong vòng 3 - 5 năm tới, các ngân hàng số sẽ có mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu 10%; 58,1% tổ chức tín dụng đặt kì vọng thu hút hơn 60% khách hàng sử dụng kênh giao dịch số, tỉ lệ tăng trưởng khách hàng trên 50%.
Không chỉ đẩy mạnh số hóa trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, MB còn hướng đến cộng đồng khi nhanh chóng đưa ra các giải pháp minh bạch hoạt động thiện nguyện trên nền tảng số bao gồm: Tài khoản ngân hàng thiện nguyện, ứng dụng Thiện Nguyện và website https://thiennguyen.app .
Từ ngày 15-9-2021 đến nay tài khoản thiện nguyện của MB đã cung cấp tài khoản chuyên dùng cho 150 cá nhân vận động ủng hộ. Ứng dụng thiện nguyện cũng được cộng đồng ủng hộ với gần 8.000 tài khoản người dùng, với hơn 3.500 lượt ủng hộ trị giá hơn 5 tỉ đồng cho 50 mục tiêu, chiến dịch được phát động.
Đăng ký mở tài khoản thiện nguyện và theo dõi các chiến dịch trên App Thiện Nguyện tại: http://onelink.to/37gnyt
Xem thêm: mth.93641408142111202-aoh-os-ohn-gnod-gnoc-ohc-noh-ueihn-hci-iol-ned-gnam-gnah-nagn-hnagn/nv.ertiout