vĐồng tin tức tài chính 365

Khuyến khích phản biện nhưng không trái với lễ nghĩa, đạo đức

2021-11-26 12:21
Khuyến khích phản biện nhưng không trái với lễ nghĩa, đạo đức - Ảnh 1.

Học sinh tri ân giáo viên nhân Ngày nhà giáo Việt Nam - Ảnh: TỰ TRUNG

Nền tảng lễ nghĩa, tính cách, đạo đức (nói rộng ra là văn hóa) phải là nền tảng tư tưởng (ưu tiên dạy dỗ trước) cung cấp cho học sinh, trước khi truyền dạy kiến thức, tri thức khoa học.

Phản biện (tranh luận) là tinh thần "hoài nghi khoa học", là cách nhìn nhận vấn đề ở nhiều chiều, là phương cách giúp học sinh, sinh viên có được ý thức học tập chủ động, có được suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

Đây là phương thức giáo dục ưu việt cần được phát huy trong hoàn cảnh nhiều học sinh, sinh viên còn thụ động trong giao tiếp, xử lý tình huống, tiếp thu kiến thức, trong nghiên cứu và lao động. Trong thực tế, sinh viên ở Việt Nam thường thua kém các sinh viên trên thế giới ở tư duy phản biện.

Phản biện nhưng không đối lập, mâu thuẫn với lễ nghĩa, đạo đức. Xưa kia, ông bà ta quan niệm  "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", "Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư".

Từ quan niệm đó, nhiều phụ huynh học sinh hiện nay ép buộc con em phải chuyển đến "trường điểm", phải thi vào trường đại học mà họ lựa chọn trong hoàn cảnh những trường phổ thông, những trường đại học đó không phù hợp với năng lực, sở thích của các em.

Nhiều phụ huynh buộc con em mình phải học thêm, phải học nhạc, phải chơi môn thể thao mà chúng cảm thấy không cần thiết, không yêu thích.

Một số em có tinh thần phản biện đã khéo léo, kiên trì bày tỏ lập trường, ý kiến, năng lực, sở thích của mình và thước đo thời gian đã chứng minh rằng các em đã đúng. Trong những trường hợp đó, con cãi cha mẹ không phải là con bất hiếu.

Trong học đường, nhiều thầy cô có tâm huyết với nghề dạy học thường rất ưa thích những học sinh phản biện (tranh luận). 

Bởi những em "hay cãi" này khiến giờ dạy của giáo viên sinh động hẳn lên, giáo viên có điều kiện đào sâu kiến thức, lật tới lật lui vấn đề giúp học sinh có cái nhìn nhiều chiều, dễ dàng tiếp cận với chân lý, giải tỏa được nhiều thắc mắc, băn khoăn mà học sinh không dám nói ra, cũng không dám tranh luận một cách công khai.

Tóm lại, có thể nói khuyến khích phản biện không cần phải bỏ "Tiên học lễ, hậu học văn". Bởi đa số những học sinh, sinh viên có tư duy phản biện đều là những em biết phân biệt phải trái, đúng sai, là những "con ngoan, trò giỏi".

Tuy nhiên, việc khuyến khích đó cần đi kèm với sự uốn nắn, giáo dục khéo léo, tế nhị để không làm thui chột đi ý thức học tích cực, tư duy phản biện của học sinh, sinh viên bởi không phải lúc nào cách phản biện, nội dung phản biện của các em cũng đúng, cũng hoàn toàn đúng.

Trong đó, vai trò của cha mẹ, của giảng viên, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc rèn luyện phẩm chất, năng lực, các kỹ năng mềm của học sinh, sinh viên.

Ngày 21-11, tại hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) gây chú ý khi nêu quan điểm: "Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".

Và để có con người chủ động, theo GS Thêm: "Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" (ngoan theo nghĩa ‘dễ bảo, vâng lời’, giỏi theo nghĩa ‘thuộc bài’). Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo".

Kiến nghị bỏ khẩu hiệu Kiến nghị bỏ khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn': Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói gì?

TTO - GS.TSKH Trần Ngọc Thêm nói: Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động.

Xem thêm: mth.15953601162111202-cud-oad-aihgn-el-iov-iart-gnohk-gnuhn-neib-nahp-hcihk-neyuhk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khuyến khích phản biện nhưng không trái với lễ nghĩa, đạo đức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools