Hoạt động phát hành sôi động trong khu vực doanh nghiệp đã thúc đẩy mức tăng trưởng theo quý đạt 21,5% của thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh: N.V.
Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết tăng trưởng thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam quý 3-2021 đã tăng tốc ở mức 8,1% so với quý trước, làm tăng quy mô thị trường lên tới 83,6 tỉ USD. Nhưng tính chung tăng trưởng hằng năm vẫn giảm 23,5%.
Theo ADB, việc mở rộng nguồn cung trái phiếu tổng thể là do trái phiếu chính phủ phục hồi từ mức suy giảm trong quý trước và trái phiếu doanh nghiệp duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Cụ thể, trái phiếu chính phủ tăng 4,2% so với quý trước lên 62,1 tỉ USD vào cuối tháng 9-2021. Hoạt động phát hành sôi động trong khu vực doanh nghiệp đã thúc đẩy mức tăng trưởng theo quý đạt 21,5% của phân khúc này, mặc dù tốc độ này chậm hơn so với quý 2. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành đã tăng lên 21,4 tỉ USD.
Tại khu vực Đông Á mới nổi bao gồm: Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, thị trường trái phiếu đã tăng trưởng 3,4% trong quý 3, lên tới 21.700 tỉ USD, dù lạm phát đang gia tăng trên toàn cầu. Trái phiếu chính phủ vẫn là phân khúc chủ đạo, tăng 3,9% so với quý trước lên 13.600 tỉ USD.
Theo ADB, lãi suất trái phiếu tăng do các đồng tiền suy yếu và phí bảo hiểm rủi ro tăng cao trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng. Đặc biệt, Cục Dự trữ liên bang Mỹ thông báo sẽ hạn chế mua trái phiếu bắt đầu từ tháng 11.
Trong khi đó, thị trường trái phiếu của các nước ASEAN - với nhiều quốc gia hứng chịu đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 vừa qua - tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.900 tỉ USD trong quý 3.
Tốc độ tăng trưởng này cũng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 12,6% của Trung Quốc và 7,6% của Hàn Quốc.
Nhìn nhận diễn biến thị trường mở rộng nhưng lãi suất trái phiếu vẫn duy trì thấp, ADB cho rằng, thị trường trái phiếu các nước ASEAN cho thấy năng lực thị trường vững vàng trong đại dịch. Các định chế tài chính trong nước, nhất là các ngân hàng, đang neo giữ cho thị trường trái phiếu vận hành ổn định.
Đồng thời, một số ngân hàng trung ương ASEAN đã tạo thuận lợi cho tính thanh khoản của thị trường và tài trợ của chính phủ thông qua các chương trình mua sắm tài sản.
Trái phiếu trung và dài hạn chiếm phần lớn lượng trái phiếu đang lưu hành trên các thị trường trái phiếu ASEAN, hàm ý một cơ cấu tài chính tương đối ổn định.
Trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững lần lượt chiếm 71,6%, 13,0% và 15,3% tổng lượng trái phiếu bền vững đang lưu hành của khu vực này.
TTO - Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng tỉ lệ nợ công phù hợp nhưng phải bảo đảm hiệu quả, bền vững, bội chi không quá 4% GDP.
Xem thêm: mth.7640034162111202-dsu-it-6-38-iot-nel-man-teiv-ueihp-iart-gnourt-iht-om-yuq/nv.ertiout