Giả sử, bạn đã lập kế hoạch về cách bán hàng và kiếm tiền ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Bạn có cảm thấy rằng khi bạn bận rộn thì việc kinh doanh của bạn cũng ngày càng khó khăn hay không? Đây chính là vấn đề của tư duy tuyến tính.
Trong cuộc sống và trong kinh doanh, chúng ta thường sử dụng tư duy tuyến tính. Tôi đổ xăng cho chiếc xe của mình thì sau đó tôi sẽ là người lái nó. Tôi bán một thứ gì đó thì tôi sẽ nhận được tiền. Điều A dẫn tới điều B, đây chính là quan hệ nhân quả.
Tuy nhiên, trong kinh doanh quy luật đó lại không đơn giản như vậy.
So sánh tư duy tuyến tính với tư duy hệ thống
Hiệu ứng gợn sóng chính là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp này.
Có vẻ như cách tốt nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh là tiếp cận khách hàng mới và kiếm tiền. Nhưng nó không đơn giản như việc đi từ A đến B. Bởi vì mỗi khách hàng mới có thể gây ra một sự xáo trộn hay thậm chí phá hủy công việc kinh doanh của bạn.
Nếu bạn chỉ tập trung vào khách hàng mới, tận hưởng lợi ích mà họ mang lại và không quan tâm đến việc xây dựng quy trình kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra khi họ rời đi? Việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên ế ẩm.
Ngược lại, tư duy hệ thống cho thấy mọi thứ đều được kết nối với nhau. Một quyết định liên quan đến khách hàng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của bạn.
Nếu tư duy tuyến tính cho rằng điều A sẽ dẫn đến điều B thì tư duy hệ thống lại cho rằng A ảnh hưởng đến B, B ảnh hưởng đến A và C lại ảnh hưởng đến B.
Cách đơn giản nhất để hiểu được ví dụ trên là so sánh một đường thẳng với một chiếc mạng nhện. Như bạn có thể thấy, tư duy tuyến tính chính là một nhánh trong tư duy hệ thống. Tất cả mọi thứ đều có quan hệ nhân quả.
Nếu có thể áp dụng tư duy hệ thống thay vì tuyến tính thì bạn không cần quá lo lắng cho doanh nghiệp của mình nữa.
Tư duy tuyến tính có gì không tốt?
Tư duy tuyến tính dễ dàng làm hại bạn. Về cơ bản, cách tư duy này tạo ra một điểm mù khiến bạn không thể nhìn xa trông rộng. Bạn chỉ có thể nhìn thấy lợi ích trước mắt và đây là nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sai lầm.
Khi chỉ tập trung vào cái lợi trước mắt, bạn sẽ không suy nghĩ quá nhiều về hậu quả mà doanh nghiệp của mình sẽ phải gánh chịu.
Giả sử, tôi vừa có một khách hàng mới. Mặc dù không có kinh nghiệm nhưng tôi vẫn đồng ý tham gia vào dự án của họ. Vì đây là một dự án khó nhằn nên tôi phải dồn hết tâm sức để học hỏi những kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Dự án này khiến tôi phải tăng ca, không có thời gian bên gia đình, bạn bè và thay đổi cả thói quen sống. Tất cả chỉ vì một khoản lợi nhuận duy nhất.
Và rồi, để làm hài lòng một vị khách hàng đó mà lãng phí rất nhiều thời gian và tôi không có thêm bất cứ khách hàng mới nào khác.
Sau khi dự án đó kết thúc, tôi không còn việc để làm và không có khách hàng tiềm năng để theo dõi. Đây chính là vấn đề lớn nhất của tư duy tuyến tính. Bạn sẽ chẳng thu được lợi ích gì nếu không lập kế hoạch dài hạn.
Ngoài ra, tư duy tuyến tính khiến mọi thứ trở nên phức tạp. Nếu bạn chỉ tập trung vào một khách hàng, bạn phải thuê ai đó giúp đỡ mình hoàn thiện các kỹ năng còn thiếu. Hoặc bạn sẽ phải mua thêm máy móc, phần mềm mới để vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng.
Thật trớ trêu, vì một khoản tiền mà bạn phải bỏ ra nhiều khoản tiền khác.
Tư duy hệ thống có gì tốt?
Tư duy hệ thống cho phép bạn có một cái nhìn toàn thể. Bạn có thể quan sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mình.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp làm việc cho bạn chứ không phải bạn làm việc cho doanh nghiệp.
Với tư duy tuyến tính, bạn chính là sợi dây kết nối mọi thứ trong doanh nghiệp của mình. Tức là toàn bộ hoạt động kinh doanh đều là trách nhiệm của bạn. Nhưng với tư duy hệ thống, bạn chỉ việc thiết kế bộ máy kinh doanh và doanh nghiệp sẽ tự vận hành.
Làm sao để triển khai tư duy hệ thống?
Những điều kể trên có vẻ trừu tượng, vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu các bước cụ thể để triển khai tư duy hệ thống.
Bắt đầu bằng việc kiểm kê tất cả các phần liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Những người quan trọng nhất sẽ bị kiểm tra trước tiên. Có thể đó là nhân viên, khách hàng hay những người môi giới.
Sau đó đến những thứ khác như phần mềm, máy móc và quy trình kinh doanh. Mỗi thứ là một bánh răng quan trọng trong bộ máy vận hành. Sau khi liệt kê ra các phần thì tìm cách để liên kết chúng lại với nhau.
Đôi khi bạn sẽ không thể tìm ra điểm liên kết giữa một vài phần. Đó chính là điểm tư duy tuyến tính. Lúc này, dưới vai trò một doanh nhân, bạn chính là điểm kết nối của những phần bị tách biệt.
Thay vì phát huy thế mạnh của mình, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp của mình còn vướng mắc và giao tiếp nhiều hơn với nhân viên.
Khi bạn tìm ra những phần thiếu kết nối, bạn có thể loại bỏ nếu nó không cần thiết. Nhưng phải tiêu chuẩn hóa hết mức có thể để doanh nghiệp vẫn vận hành như cũ.
1 khách hàng hay 10 khách hàng cũng không khác biệt quá nhiều. Điều quan trọng là bạn phải tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng các yếu tố giống nhau với tất cả họ.
Sau khi tiêu chuẩn hóa, hãy quay lại với thế mạnh của bạn. Mục tiêu của bước này là đưa bạn thoát khỏi việc trở thành một sợi dây kết nối. Doanh nghiệp sẽ không còn phụ thuộc vào bạn nữa, bộ máy kinh doanh mới có thể tự vận hành.
Mộc Dương
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị