vĐồng tin tức tài chính 365

Tránh kịch bản huynh đệ tương tàn, tỷ phú số 1 châu Á lên kế hoạch “truyền ngôi”

2021-11-28 03:12
 Tránh kịch bản huynh đệ tương tàn, tỷ phú số 1 châu Á lên kế hoạch “truyền ngôi” - Ảnh 1.

Gia đình tỷ phú Mukesh Ambani. Ảnh: Indian Express

Theo hãng tin Bloomberg, người đàn ông giàu nhất châu Á, tỷ phú người Ấn Độ Mukesh Ambani đang lên kế hoạch chi tiết cho giai đoạn tiếp theo của đế chế trị giá 208 tỷ USD của mình.

Mục đích của ông là ngăn chặn cuộc chiến giành quyền kế vị vốn lâu nay đã khiến nhiều gia tộc giàu có trên khắp thế giới rơi vào cảnh "huynh đệ tương tàn", bao gồm chính gia tộc của ông trong quá khứ.

Bloomberg dẫn lời một nhà quan sát cho biết, kế hoạch "truyền ngôi" của ông có thể truyền cảm hứng cho những gia tộc giàu có khác trong khu vực.

Công việc tưởng dễ nhưng lại rất khó

 Tránh kịch bản huynh đệ tương tàn, tỷ phú số 1 châu Á lên kế hoạch “truyền ngôi” - Ảnh 2.

Tỷ phú Ambani cười hạnh phúc bên cháu trai đầu tiên. Ảnh: Instagram

Trong nhiều năm, tỷ phú Ambani đã tìm hiểu cách thức chuyển giao quyền lực cho thế hệ tiếp theo của các gia đình tỷ phú, từ gia tộc Walton đến Koch.

Gần đây, ông đang đẩy mạnh việc này nhằm ngăn chặn cuộc chiến giành quyền kế vị đã từng ám ảnh chính gia tộc của mình.

Những nguồn tin thân cận cho biết, kế hoạch được nhà tài phiệt Ấn Độ hài lòng nhất có nhiều yếu tố tương tự như của gia tộc Walton từng nắm giữ tập đoàn Walmart. Nếu hoàn tất, đây có thể trở thành một trong những đợt chuyển giao tài sản lớn nhất trong thời gian gần đây.

Theo đó, tỷ phú Ambani đang xem xét chuyển cổ phần của gia đình mình sang một cấu trúc giống như quỹ tín thác để kiểm soát công ty Reliance Industries được niêm yết tại Mumbai.

Ông Ambani, vợ ông - bà Nita - và ba người con sẽ nắm cổ phần trong quỹ mới giám sát Reliance và có mặt trong hội đồng quản trị của công ty. Một số người thân tín lâu năm của Ambani sẽ đóng vai trò cố vấn.

Tuy nhiên, phần lớn việc quản lý sẽ được giao cho những người bên ngoài, những chuyên gia sẽ điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty có ảnh hưởng nhất tại Ấn Độ và các công ty con, từ lọc hóa dầu đến viễn thông, thương mại điện tử và năng lượng xanh.

Tránh kịch bản "huynh đệ tương tàn"

 Tránh kịch bản huynh đệ tương tàn, tỷ phú số 1 châu Á lên kế hoạch “truyền ngôi” - Ảnh 3.

Ông Mukesh Ambani (trái) và em trai Anil Ambani. Ảnh: Getty

Một số nguồn tin thân cận cho biết, ông Mukesh Ambani - người có tài sản ròng 94 tỷ USD - vẫn đang xem xét các lựa chọn của mình và chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Đại diện của Reliance và tỷ phú Ambani đã không trả lời email mà Bloomberg gửi đi ngày 27/10, cũng như không trả lời các cuộc điện thoại tiếp theo từ Bloomberg .

Jan Boes - người đứng đầu bộ phận Quản lý tài sản toàn cầu của UBS có trụ sở tại Singapore, chuyên giám sát các chiến lược văn phòng gia đình ở châu Á - Thái Bình Dương - nói: "Họ muốn tránh điều đó. Trước tiên là do đại dịch, điều này đã khiến mọi người bắt đầu nghĩ về những gì họ thực sự muốn".

Ông Boes cho biết thêm, các câu hỏi liên quan đến vấn đề thừa kế gia đình và quản lý ở châu Á - Thái Bình Dương đã tăng gấp đôi so với trước khi dịch COVID-19 bùng phát - khi các gia đình giàu có trong khu vực thường trì hoãn vấn đề này. Boes nói: "Về mặt văn hóa, đây không phải là điều mà mọi người thoải mái khi nói về nó".

Mặc dù tỷ phú Ambani chưa tiết lộ công khai bất kỳ kế hoạch nào để rút khỏi vai trò chủ tịch và giám đốc điều hành của Reliance, nhưng ba người con của ông đã xuất hiện ngày càng nhiều trước công chúng. Phát biểu trước các cổ đông vào tháng 6 vừa qua, Ambani đã đưa ra dấu hiệu đầu tiên cho thấy các con của ông gồm cặp song sinh Akash và Isha - 30 tuổi - và Anant - 26 tuổi - sẽ đóng những vai trò quan trọng tại Reliance.

Ông nói: "Tôi không nghi ngờ gì về việc thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Reliance - do Isha, Akash và Anant đứng đầu - sẽ làm phong phú thêm di sản quý giá này".

Được thành lập vào năm 1973, đế chế Reliance đã chìm vào bất ổn vào năm 2002 khi người sáng lập - thường được biết đến với cái tên Dhirubhai - qua đời mà không để lại di chúc. Điều đó đã châm ngòi cho một cuộc chiến kéo dài nhiều năm để giành quyền kiểm soát giữa ông Mukesh Ambani và người em trai Anil Ambani.

Trong một thỏa thuận năm 2005 do Kokilaben làm trung gian, hai anh em đã quyết định chia đôi Reliance. Theo đó, ông Mukesh sẽ sở hữu các doanh nghiệp lọc hóa dầu - tuy phát triển chậm nhưng có lãi, còn người em trai Anil sẽ nắm giữ các hoạt động có tiềm năng lâu dài hơn: dịch vụ tài chính, sản xuất điện và viễn thông.

Kavil Ramachandran - người đứng đầu Trung tâm Thomas Schmidheiny về Doanh nghiệp Gia đình tại Trường Kinh doanh Ấn Độ - cho biết, đây là một "trường hợp kinh điển về quản lý di sản thừa kế yếu kém". "Qua một cuộc chiến cay đắng với em trai mình, ông Mukesh Ambani chắc chắn sẽ không muốn bi kịch lại tái diễn trong gia đình mình", ông Kavil nói thêm.

Bắt chước phiên bản trao quyền của gia tộc Walton

 Tránh kịch bản huynh đệ tương tàn, tỷ phú số 1 châu Á lên kế hoạch “truyền ngôi” - Ảnh 4.

Kế hoạch mà ông Ambani đang hướng đến nhất có nhiều yếu tố tương tự như gia tộc của tỷ phú Sam Walton. Ảnh: Twitter

Những nguồn tin thân cận cho biết, ông trùm Ấn Độ bị thu hút bởi cách mà gia đình đứng sau Walmart quản lý việc chuyển giao quyền kiểm soát sau cái chết của người sáng lập Sam Walton vào năm 1992.

Những người thừa kế đế chế thời trang Hermes của gia đình Dumas hay Johnsons của gã khổng lồ sản phẩm tiêu dùng S.C thường tìm cách để các thành viên trong gia đình nắm quyền kiểm soát công việc kinh doanh hàng ngày. Nhưng Waltons - gia đình giàu nhất thế giới - chỉ giữ lại quyền giám sát cấp hội đồng quản trị, và giao việc điều hành tập đoàn bán lẻ khổng lồ của Mỹ cho các nhà quản lý kể từ năm 1988, khi David Glass tiếp quản vai trò CEO từ Sam Walton.

Mô hình kinh doanh của gia đình Walton phản ánh sự hiện đại khác thường của người sáng lập Sam Walton - người đã xây dựng nên gã khổng lồ bán lẻ toàn cầu hiện nay từ một cửa hàng 5 xu.

Ông bắt đầu chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực vào năm 1953 - gần 40 năm trước khi qua đời - bằng cách chuyển 80% công việc kinh doanh của gia đình cho 4 người con: Alice, Rob, Jim và John. Điều đó đã giảm thiểu tiền thuế bất động sản và giúp gia đình giữ quyền kiểm soát ngay cả khi công ty phát triển thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới.

Theo thống kê của Bloomber, Waltons hiện sở hữu khoảng 47% Walmart thông qua Walton Enterprises LLC và các quỹ tín thác khác thuộc sở hữu gia đình.

Chuyên gia Peng tại Trung tâm Tanoto ở Hồng Kông cho biết: "Những gì Ambani đang làm là khá hiếm. Bình thường những người như ông Ambani rất hay cố chấp, giữ tất cả cho đến phút cuối cùng. Ông ấy trở nên khôn ngoan bởi đã học được từ những sai lầm trong quá khứ của gia đình mình và không muốn lặp lại điều đó".

Nam Anh

Doanh nghiệp tiếp thị

Xem thêm: nhc.44754039172111202-iogn-neyurt-hcaoh-ek-nel-a-uahc-1-os-uhp-yt-nat-gnout-ed-hnyuh-nab-hcik-hnart/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tránh kịch bản huynh đệ tương tàn, tỷ phú số 1 châu Á lên kế hoạch “truyền ngôi””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools