Ông Nguyễn Huy Tiến - Phó Viện trưởng thường trực VKSND tối cao - thông tin về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự - Ảnh: CHÍ TUỆ
Sáng 29-11, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 2 thông qua.
Liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, ông Nguyễn Huy Tiến - phó Viện trưởng thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - cho biết thể chế hóa chủ trương của Đảng, thực hiện quy định của pháp luật hiện nay, tất cả công an xã đã được tổ chức chính quy, đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
Việc này đã và đang góp phần hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay đang diễn ra phức tạp, phải xử lý ngay vụ việc tại địa bàn cơ sở.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự chưa quy định công an xã được kiểm tra, xác minh sơ bộ trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm như công an phường, thị trấn, đồn công an.
Điều này dẫn đến công an xã chưa phát huy tốt được vai trò chính quy, không kịp thời giảm tải khối lượng công việc rất lớn cho cơ quan điều tra công an cấp huyện ở các địa phương trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Vì vậy, tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 146, theo hướng bổ sung trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm đối với công an xã (tương đương với trách nhiệm của công an phường, thị trấn, đồn công an).
Cụ thể, công an xã, phường, thị trấn, đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Điều 44, quy định trách nhiệm của công an xã, phường, thị trấn, đồn công an. Trong đó, trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật và giải ngay người bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2021.
TTO - Các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong công tác lập pháp như 'tuổi thọ' của luật ngắn; ý kiến đóng góp của nhân dân, chuyên gia chưa được tiếp thu có hiệu quả; sự cát cứ, cục bộ trong xây dựng luật...
Xem thêm: mth.85683921192111202-21-1-ut-neyuq-maht-meht-oc-ax-na-gnoc/nv.ertiout