Học sinh TP.HCM xem các đề tài nghiên cứu khoa học tại ngày hội nghiên cứu khoa học cấp trường - Ảnh: ANH KHÔI
* Trần Mạnh Cường (sinh viên lớp 03, khoa công nghệ thông tin Việt Nhật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội):
Xây dựng hệ thống bảo mật thật tốt
TP thông minh là TP có sự kết nối thông minh. Vì thế, theo tôi, TP.HCM cần tạo ra một TP kết nối thông minh dựa vào sự kết nối của vạn vật (IoT) với trí thông minh nhân tạo (AI) của mỗi vật. Để có quá trình thông minh hóa như vậy, TP.HCM cần ứng dụng IoT và AI vào nhiều lĩnh vực của đời sống từ y tế, sản xuất đến giáo dục... Khi ứng dụng những lĩnh vực đó, chúng ta sẽ dần khắc phục nhược điểm của TP "tự động hóa" bằng nhiều cách. Đối với các sản phẩm AI, để người dân không có cảm giác tù túng, đảm bảo quyền riêng tư, chúng ta sẽ tìm cách phân cấp cho AI. Tùy vào vị trí sử dụng mà ta giới hạn cho AI ở một cấp khác nhau, tránh để AI luôn theo dõi ta.
Tiếp theo, chính là vấn đề bảo mật bởi nếu bị tin tặc đánh vào máy chủ thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó, việc đầu tiên chính là TP.HCM cần xây dựng hệ thống bảo mật thật tốt, phân cấp các dữ liệu và hệ thống thành các khối con bên trong hệ thống, mỗi hệ thống này cần một kiểu bảo mật riêng biệt. Ngay khi bị tin tặc tấn công, hệ thống bảo mật được bật lên vừa chống lại tin tặc vừa tiếp tục gia cố hệ thống các máy chủ con. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống.
* Thái Thành Tài (sinh viên năm 4 ngành khoa học máy tính chất lượng cao, ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM):
Tự động hóa trong chăm sóc sức khỏe
TP.HCM cần áp dụng tự động hóa và phát triển những ứng dụng thiết thực trong lĩnh vực y tế. Trong tương lai, hệ thống y tế tại TP.HCM nên dần tìm kiếm sự hỗ trợ của máy móc, robot để chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, chẩn đoán bệnh từ xa, chăm sóc người bệnh tại nhà... Công nghệ tiên tiến hiện nay về AI thì có thể giúp TP.HCM thực hiện những vấn đề này. Ví dụ, vấn đề sức khỏe tinh thần của người dân ở TP thông minh sẽ ngày càng đặc biệt được quan tâm. Giới trẻ thường có những áp lực về thi cử, điểm số, tài chính... Vì thế, tôi mong trong tương lai TP.HCM sẽ có những giải pháp, ứng dụng cho người dân chia sẻ những vấn đề đó và có thể giúp giải quyết một phần những áp lực về tâm lý của người dân.
* Nguyễn Gia Huy (sinh viên năm 4 khoa khoa học và kỹ thuật máy tính, ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM):
Hệ thống giao thông thông minh
Tôi mong muốn trong tương lai TP.HCM thông minh sẽ giải quyết dứt điểm việc kẹt xe, những điểm nghẽn giao thông thông qua hệ thống tự động phân tích hình ảnh, giám sát và sự đánh dấu của người dùng. Hệ thống giao thông thông minh sẽ phân tích dữ liệu người dùng, đánh dấu cho những người dùng khác để họ biết chỗ đó đang kẹt xe, tai nạn hoặc gặp những sự cố khác... Hệ thống cho phép kết nối với người dùng một cách trực tiếp để người dùng thuận lợi trong tìm đường, đi lại một cách nhanh nhất... Hiện nay tôi cũng đang nghiên cứu để phát triển những ứng dụng này.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Trước thực trạng nhu cầu nhân lực trong nông nghiệp công nghệ cao, nhất là nhóm ngành Thú y và Chăn nuôi ngày càng tăng đáng kể, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) chính thức thành lập khoa Thú y - Chăn nuôi từ tháng 11-2022.
Xem thêm: mth.99130041292111202-hnim-gnoht-pt-o-ig-noum-gnom-ert-iougn/nv.ertiout