Đằng sau hào quang của công việc thiện nguyện, nhiều cá nhân gặp khó khăn do chưa quen với cách làm việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp - Ảnh: TTO
Hai năm qua, chúng ta đã chứng kiến diện mạo ngày càng đa dạng của bức tranh từ thiện ở Việt Nam. Vượt ra khỏi khuôn khổ của các tổ chức chính phủ, nhiều cá nhân đã đứng ra kêu gọi quyên góp được hàng trăm tỉ đồng. Người làm từ thiện có trọng trách ngày càng lớn, nhưng chính họ cũng phải thừa nhận, dù rất có lòng nhưng họ không đủ sức khi hoạt động từ thiện bắt đầu mở rộng qui mô.
Chị Thu Đào, một cá nhân có tiếng trong các hoạt động hướng đến trẻ em nghèo hiếu học tại TP.HCM cho biết: "Năm 2012 khi mới bắt đầu, tôi dùng tiền cá nhân là chính nên chỉ giúp được vài chục trường hợp. Lâu dần, được nhiều phụ huynh tin tưởng và ủng hộ, tôi mạnh dạn đứng ra kêu gọi và thực hiện nhiều hoạt động hơn. Đổi lại, tôi cũng phải chật vật tìm cách để theo dõi, rà soát và công khai thu - chi của quỹ định kỳ trước các mạnh thường quân (MTQ)".
Nhìn lại, nhiều hoạt động từ thiện gây tiếng vang ở Việt Nam trong những giai đoạn "nóng" như hạn mặn miền Tây, lũ lụt miền Trung và suốt thời gian diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tréo ngoe thay, hầu hết là nhỏ lẻ, tự phát. Các cá nhân làm từ thiện nhận đóng góp từ những người biết đến họ - sự đóng góp dựa trên niềm tin là chính.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu Nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện và khả năng gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện, hoạt động từ thiện do cá nhân đứng ra kêu gọi chưa thực sự được đánh giá cao về tính "đúng đối tượng", "kịp thời" hay "phù hợp với nhu cầu cần giúp đỡ".
Bảng đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động từ thiện của các loại hình tổ chức - Nguồn: iSEE
Bên cạnh đó, công chúng cũng bắt đầu đặt câu hỏi về tính công khai, minh bạch trong cách các cá nhân này sử dụng nguồn tiền từ thiện. Khi không nhận được câu trả lời thỏa đáng, sự phẫn nộ của công chúng có thể lên đến đỉnh điểm. Đó là nốt trầm không đáng có trong một câu chuyện hết sức nhân văn, khi những người có tâm, có tầm trong công tác từ thiện phải đánh đổi nhiều thứ: thời gian, tâm sức, thậm chí là nguy cơ liên quan đến chế tài pháp luật nếu không thể minh bạch thu - chi.
Đáp lại mong đợi của công chúng, Nghị định (NĐ) 93/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện đã chính thức có hiệu lực. Lần đầu tiên cá nhân được phép kêu gọi từ thiện nhưng phải tuân thủ một số quy định.
Cụ thể, cá nhân vẫn có thể hoạt động độc lập về hình thức vận động, nơi tiếp nhận và thời gian phân phối nhưng phải cung cấp thông tin cho UBND cấp xã nơi cư trú theo dõi, lưu trữ và giám sát. Với việc nắm rõ hoàn cảnh từng hộ, chính quyền địa phương có thể phối hợp với cá nhân để đảm bảo các khoản hỗ trợ đến đúng tay người cần đến nó.
Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 17 của NĐ, cá nhân phải mở tài khoản (TK) riêng tại ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp và cung cấp biên nhận các khoản này khi MTQ yêu cầu. Quy định mới này cũng đòi hỏi các ngân hàng phối hợp và hỗ trợ các cá nhân kiêm chủ TK làm thiện nguyện.
Thực tế, ngành ngân hàng đã chủ động đưa ra những giải pháp kịp thời cho công tác thiện nguyện cá nhân trước cả khi NĐ 93/2021 có hiệu lực. Từ ngày 15-9-2021, MB Bank đã triển khai App Thiện Nguyện và cung cấp TK chuyên dùng cho 150 cá nhân vận động ủng hộ, thu hút gần 8.000 TK người dùng, với hơn 3.500 lượt ủng hộ, trị giá hơn 5 tỉ đồng cho 50 mục tiêu, chiến dịch được phát động.
Đăng ký mở TK thiện nguyện và theo dõi các chiến dịch được công khai trên App Thiện Nguyện tại: http://onelink.to/37gnyt
Với giải pháp Thiện Nguyện online của MB, người vận động có thể mở TK thanh toán VND do MB phát hành miễn phí, gồm 4 số dễ nhớ, được tích hợp tính năng tự động công khai, minh bạch số dư TK và toàn bộ giao dịch theo thời gian thực tế. Khi đóng góp vào TK thiện nguyện, người ủng hộ có thể theo dõi mọi nguồn thu chi của người vận động, đồng thời giữ kết nối, tương tác thường xuyên, hỗ trợ kịp thời các chiến dịch giúp đỡ cộng đồng.
Những điểm mới trong NĐ 93/2021 cũng như App Thiện Nguyện do MB cung cấp chính là "cẩm nang" có giá trị cho các cá nhân tiếp tục tục công tác thiện nguyện một cách tự tin và dễ dàng hơn. Tin rằng với sự đồng lòng giữa chính phủ, ngành ngân hàng, các cá nhân làm thiện nguyện và MTQ cả nước, câu chuyện từ thiện cá nhân sẽ ngày càng chuyên nghiệp hóa và lan tỏa thêm những tác động tích cực trong cộng đồng.
Xem thêm: mth.40830936192111202-iom-gnouht-hnib-ioht-neiht-ut-gnan-mac/nv.ertiout