vĐồng tin tức tài chính 365

Shopping hàng "bóc tem" xưa rồi, trend mới phải là mua hàng "secondhand" - quy mô thị trường có thể đạt 51 tỷ USD tại Mỹ

2021-11-30 14:17

Các công ty bán lẻ đồ cũ đang tìm thấy thành công nhờ những người mua sắm tập trung vào tính bền vững cũng như các mặt hàng khó tìm, đồng thời tránh áp lực từ chuỗi cung ứng mà các nhà bán lẻ truyền thống đang cảm nhận.

Các nhà bán lẻ lớn như Walmart và Target đã tập trung vào việc giảm giá cho người mua, bất chấp chi phí vận chuyển, nhân công và nguyên vật liệu ngày càng tăng. Mọt số nhà bán lẻ khác như Macy’s hay Kohl’s buộc phải tăng giá để theo kịp đà tăng của chi phí.

Trong khi đó, các công ty bán đồ cũ như RealReal và ThredUp lại đang đẩy mạnh chuỗi cung ứng hàng secondhand của mình.

"Trong khi nhiều nhà bán lẻ buộc phải tăng giá do lạm phát hoặc áp lực chuỗi cung ứng, chúng tôi không chịu ảnh hưởng tương tự", James Reinhart, Giám đốc điều hành của ThredUp cho biết trong cuộc họp báo cáo doanh thu quý III gần đây. Theo Reinhart, hoạt động kinh doanh của ThredUp không phụ thuộc vào sản xuất trực tiếp.

"Chúng tôi chọn giảm giá một cách chiến lược để thu hút nhiều khách hàng nhất có thể trong thời điểm người tiêu dùng đang cảm thấy áp lực về giá cả trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống", ông nói thêm.

Giá bán của các sản phẩm từ ThredUp trung bình thấp hơn 15% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái. Reinhart cho biết công ty sẽ tiếp tục giữ cho mức giá thấp thông qua hệ thống cung cấp nội địa của ThredUp.

Công ty này báo cáo doanh thu quý kỷ lục 63,3 triệu USD trong quý III, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Họ cũng đạt lượng khách hàng tích cực ở mức kỷ lục là 1,4 triệu người với lượng đợt đặt hàng là 1,3 triệu – lần lượt tăng 14% và 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Julie Wainwright, người sáng lập kiêm CEO của RealReal cho biết rằng hàng lưu kho của công ty đã vượt qua thời điểm trước Covid, đồng thời cho biết thêm: "chúng tôi tin rằng mình đang có vị trí tốt từ góc độ nguồn cung trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ". Bà cũng khẳng định RealReal không chịu ảnh hưởng của lạm phát như các doanh nghiệp khác.

Doanh thu của RealReal đạt 119 triệu USD trong quý III, tăng 53% so với năm ngoái. Họ nhận 757.000 đơn đặt hàng trong quý III, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Liên quan đến thị trường hàng secondhand, tôi cảm thấy rất rõ ràng ngành bán lẻ đang thay đổi", Tim This, người sáng lập và Chủ tịch của Tim This Retail Consulting cho biết.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư không hoàn toàn bị thuyết phục bởi triển vọng của các công ty này, ngay cả khi các nhà bán lẻ gặp vấn đề nghiêm trọng với chuỗi cung ứng toàn cầu. Cổ phiếu của ThredUp đã biến động mạnh kể từ đợt IPO hồi đầu năm. Cổ phiếu của RealReal cũng giảm 25% trong năm nay.

 Shopping hàng bóc tem xưa rồi, trend mới phải là mua hàng secondhand - quy mô thị trường có thể đạt 51 tỷ USD tại Mỹ  - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu của ThredUp trong năm nay.

Thị trường hàng qua sử dụng dự kiến đạt 51 tỷ USD, theo một báo cáo từ ThredUp. Theo Carolyn Thomas, chủ tịch kiêm CEO của Aravenda, ngành công nghiệp này đang phát triển nhanh hơn 11 lần so với bán lẻ truyền thống. Xu hướng này có thể liên quan đến 2 yếu tố: hậu cần chuỗi cung ứng và sự chuyển đổi của người tiêu dùng sang tư duy bền vững.

Xu hướng này được hỗ trợ bởi những người tiêu dùng trẻ tuổi như Edwin Elliott, một cư dân 26 tuổi ở Miami. "Nếu mua sắm bình thường, bạn phải phân loại hàng đống thứ và hy vọng sẽ tìm được thứ gì đó đáng mua. Với đồ cũ, các trang web đã cung cấp sẵn điều đó. Thế hệ Z đang chạy theo đồ secondhand", anh nói.

Ngoài ra, thị trường đồ cũ là nơi duy nhất những người như Elliott có thể tìm thấy các mặt hàng có số lượng hạn chế hoặc đã bán hết. "Thật khó để không mua từ một trang web bán đồ cũ", anh nói.

StockX, ra mắt vào năm 2016 với khẩu hiệu "thị trường chứng khoán của giày thể thao", đã phát triển trở thành trung tâm cho người dùng mua và bán các mặt hàng mới có giá cao nhưng khó tìm, từ quần áo, túi xách đến đồ điện tử. Tháng 4 vừa qua, StockX đã hoàn thành một vòng gọi vốn mới trị giá 3,8 tỷ USD, báo hiệu "sự công nhận rộng rãi" đối với công ty trong dài hạn.

Một vài nhà bán lẻ truyền thống tại Mỹ cũng đang tìm cách chuyển sang lĩnh vực này khi hoạt động kinh doanh bùng nổ.

Tháng 4/2021, Lululemon thông báo sẽ tung ra chương trình resale của riêng mình. Họ hợp tác với Trove, một doanh nghiệp xây dựng cửa hàng secondhand và thí điểm chương trình "Like New" ở California và Texas.

Ngay cả Ikea cũng cho biết sẽ tham gia vào thị trường này. Họ sẽ cung cấp chương trình "mua và bán lại" tại 33 cửa hàng ở Mỹ đến hết ngày 5/12.

Theo Đức Nam

Doanh nghiệp và tiếp thị

Xem thêm: nhc.55260940103111202-ym-iat-dsu-yt-15-tad-eht-oc-gnourt-iht-om-yuq-dnahdnoces-gnah-aum-al-iahp-iom-dnert-ior-aux-met-cob-gnah-gnippohs/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Shopping hàng "bóc tem" xưa rồi, trend mới phải là mua hàng "secondhand" - quy mô thị trường có thể đạt 51 tỷ USD tại Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools