Thiết bị đo nồng độ oxy trong máu - Ảnh: HEALTHLINE
Nói một cách đơn giản, nồng độ oxy trong máu là thước đo lượng oxy mà tế bào máu của bạn đang vận chuyển. Duy trì sự cân bằng máu giàu oxy là điều cần thiết cho sức khỏe.
Tiến sĩ Mark Bratby, phó giám đốc chuyên môn y khoa của chuỗi phòng khám Veincentre tại Anh, giải thích về mặt khoa học những điều cần biết liên quan đến nồng độ oxy với trang tin Live Science.
Cách đo nồng độ oxy trong máu?
Bạn có thể tự hỏi tại sao bạn cần theo dõi nồng độ oxy trong máu của bản thân?
Vì nồng độ oxy trong máu không được bác sĩ kiểm tra định kỳ - trừ khi bạn có dấu hiệu xấu về sức khỏe, chẳng hạn như khó thở hoặc đau ngực.
Điều quan trọng là bạn phải nỗ lực, có ý thức theo dõi sức khỏe bản thân để kịp thời nhận ra các biểu hiện thay đổi trong cơ thể.
Nồng độ oxy trong máu được đo bằng nhiều cách khác nhau. Cách đo chính xác nhất là lấy mẫu máu xét nghiệm trong máy phân tích máu, để đo áp suất của oxy hòa tan trong máu. Tuy nhiên xét nghiệm này thường chỉ được thực hiện ở bệnh viện.
Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng là đo bằng máy xung oxy không xâm lấn (máy đo SpO2). Bạn có thể tự đo tại nhà bằng cách gắn thiết bị vào ngón tay theo hướng dẫn, nhưng hãy nhớ tẩy sơn móng tay và tháo đồ trang sức trước khi đo vì những yếu tố này có thể khiến chỉ số nhịp tim thấp hơn bình thường.
Nhiều điện thoại thông minh và thiết bị theo dõi thể dục hiện có thêm tính năng đo nồng độ oxy trong máu của người dùng, tuy nhiên một báo cáo của Trung tâm Y học dựa trên bằng chứng đã cảnh báo chúng không chính xác về mặt lâm sàng khi so sánh với các hình thức đo lường khác.
Làm sao biết lượng oxy trong máu quá thấp?
Để hiểu được chỉ số nồng độ oxy trong máu bình thường là bao nhiêu, có nhiều yếu tố để xác định, bao gồm tuổi tác, sức khỏe và các bệnh lý tiềm ẩn bạn mắc phải.
Tiến sĩ Bratby cho biết: "Độ bão hòa oxy chỉ bắt đầu giảm khi áp suất oxy trong máu giảm xuống mức thấp đáng kể".
Phân áp của oxy bình thường là 80-100 mmHg với độ bão hòa oxy trong khoảng 95-100%.
Theo tiến sĩ Bratby, nếu độ bão hòa oxy giảm xuống 90% thì điều này sẽ tương quan với áp suất của oxy là 60mmHg.
Nếu mức độ bão hòa oxy giảm xuống dưới 90%, đây là mức thấp và gọi là hypoxemia (mức oxy thấp). Mức độ bão hòa oxy dưới 80% có thể ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan trong cơ thể và cần được giải quyết khẩn cấp.
Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia Anh, có một số yếu tố góp phần duy trì việc cung cấp oxy cho cơ thể. Chúng bao gồm có đủ oxy trong không khí bạn hít thở hoặc phổi có thể hít khí mang oxy và dòng máu chứa oxy có thể lưu thông khắp cơ thể của bạn.
Bão hòa oxy thấp ở mức độ cao sẽ gây biến chứng ở phổi, tim, hoặc khiến bệnh nặng lên. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm thiếu máu, hen suyễn, khí phế thủng, viêm phổi, thuyên tắc phổi, dị tật tim bẩm sinh và thuốc có thể làm giảm nhịp thở (ví dụ như morphin).
Mặt khác, nồng độ oxy quá cao cũng có thể dẫn đến ngộ độc oxy. Tổn thương phổi có thể xảy ra do tiếp xúc quá nhiều với áp suất oxy bổ sung. Nó có thể gây ho và khó thở.
Cuối cùng, bất kể nồng độ oxy trong máu của bạn là bao nhiêu, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào về tình trạng sức khỏe của mình.
TTO - Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện rằng máu của các phi hành gia từng bay vào vũ trụ cách đây hơn 20 năm có dấu hiệu đột biến DNA, nguy cơ cao ung thư và nhiều bệnh tiềm ẩn.
Xem thêm: mth.79942209113012202-irt-ux-av-od-hcac-uam-gnort-yxo-gnoul-ev-teib-nac-nab-ueid-gnuhn/nv.ertiout