vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ án giáo phái khủng bố vũ khí hóa học khuấy đảo Nhật Bản

2022-11-01 16:17

20/3/1995 là ngày xuân đẹp trời. Sakahara Atsushi, một giám đốc truyền thông trẻ tuổi đang đến tàu điện ngầm Tokyo để đi làm. Anh thấy ghế trống cạnh một ông già đang cầm một túi nylon bọc giấy báo đang nhỏ giọt xuống sàn, định ngồi xuống nhưng bị ông ta xua đuổi.

Sakahara đành đi sang toa kế bên, bỗng cảm thấy không khỏe. Mắt anh bị đau rát và không khí đầy mùi lạ. Nhìn lại phía sau, Sakahara thấy ông lão dường như lên cơn động kinh, được hành khách đưa ra ngoài.

Cả ngày hôm đó, anh luôn mệt mỏi, còn mọi thứ trước mắt tối sầm. Sakahara tưởng văn phòng bị cúp điện, nhưng hóa ra vấn đề là ở mắt mình. Đồng nghiệp hốt hoảng thấy sếp với đôi mắt đỏ ngầu, giục anh tới bệnh viện.

Sakahara tới bệnh viện gần nhất và choáng váng trước những gì thấy ở đó. "Nó giống như một bệnh viện chiến tranh", Sakahara sau này nhớ lại. Những người bị thương nằm la liệt khắp nơi, một số bị chảy máu mắt và mũi, một số bị co giật và nhiều người bất tỉnh.

Các bác sĩ nhớ lại một sự việc tương tự ở Matsumoto 10 tháng trước khiến 7 người chết. Họ nhận ra, các bệnh nhân của mình có vẻ đều đã nhiễm Sarin, vũ khí hóa học kịch độc. Tổng cộng hôm đó, trên chuyến tàu Sakahara đi có 13 người chết, và hơn 5.000 người bị thương, tàn tật suốt đời.

Không lâu sau, cảnh sát Nhật Bản bắt đầu kết nối những dữ liệu và tìm ra thủ phạm Aum Shinrikyo, một giáo phái bí mật, do Asahara Shoko làm thủ lĩnh.

Khung cảnh hỗn loạn gần ga tàu điện sau vụ khủng bố hóa học bằng sarin, ngày 20/3/1995. Ảnh: NBC

Khung cảnh hỗn loạn gần ga tàu điện sau vụ khủng bố hóa học bằng sarin, ngày 20/3/1995. Ảnh: NBC

Asahara ta sinh năm 1955, trong gia đình 7 người con, tên thật là Chizuo Matsumoto. Bị bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh, Chizuo bị mù một mắt và suy yếu nghiêm trọng mắt còn lại và được gửi đến một trường nội trú dành cho người mù năm 1961.

Chizuo tốt nghiệp năm 1975 và trở thành một bác sĩ châm cứu và xoa bóp, hai nghề truyền thống dành cho người mù ở Nhật Bản. Năm 1977, Chizuo chuyển đến Tokyo ôn thi đại học song trượt, do đó đã cưới vợ và mở phòng châm cứu tại Matsumoto, kinh doanh thuận lợi.

Chizuo phát triển niềm sùng bái ngày tận thế và sự yêu thích các thuyết tâm linh, lập ra cho mình riêng một giáo phái, lấy tên Aum Shinrikyo, sự kết hợp của Ấn Độ giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo và bất cứ gì Chizuo nghĩ ra. Hắn ta chế ra nhiều loại dược phẩm kỳ quái có tác dụng "thanh lọc" tâm hồn, song bị phạt 2.000 USD và bị ngồi tù một thời gian ngắn.

Vi phạm pháp luật là một sự kỳ thị lớn ở Nhật Bản, quốc gia có tỷ lệ tội phạm được kết án lên tới 99%. Do đó, Chizuo ra tù, ngừng kinh doanh, rút về ở ẩn, nghiên cứu bói toán thần bí và chiêu mộ tín đồ.

Năm 1985, Chizuo tự nhận mình là chiến binh của vũ trụ, hành hương đến các địa điểm tâm linh ở Ấn Độ và Nhật Bản. Ông ta quảng bá mình có thể hồi sinh những con vật đã chết hoặc giành chiến thắng trong các cuộc giao tranh mà không cần chạm vào đối thủ.

Hai năm sau Chizuo đã tăng số lượng tín đồ từ 35 lên hơn 1.300 và tự đổi tên mình thành Asahara Shoko cho quý phái và thần bí hơn.

Đối với nhiều người Nhật, cuộc sống là một chuỗi liên tục không ngừng của các nghĩa vụ thương mại, hiếu thảo và xã hội, với rất ít thời gian dành cho bản thân. Đánh vào tâm lý này, Asahara đã thành lập Làng Hoa sen, mở các khóa tu và bắt đầu rót vào tai họ những giáo lý do mình tự sáng tạo ra.

Đến năm 1988, giáo phái lập một làng lớn ngay dưới chân núi Phú Sĩ, bán những lọ nước thần được quảng cáo là đựng máu và nước tắm của Asahara cứu thế. Trong vài năm sau, Aum có thêm hơn 40.000 tín đồ ở 6 quốc gia.

Shoko Asahara (trái), thủ lĩnh của Aum Shinrikyo đi dạo với một trợ lý thân cận trên đường phố Tokyo

Shoko Asahara (trái), thủ lĩnh của Aum Shinrikyo, đi dạo với một trợ lý thân cận trên đường phố Tokyo. Ảnh: The Hindu

Aum ngày càng phát triển, 35 tín đồ đầu tiên đó đã được thăng chức lên các vị trí lãnh đạo cấp cao và được các thành viên mới hơn coi là những tinh linh tử, gồi dưới Asahara. Vợ của Asahara ban đầu không quan tâm, từ chối gia nhập. Đáp lại, Asahara đã đánh cô 50 lần bằng một cây gậy và nhốt cách ly để "thiền" trong bảy tuần. Bất cứ tín đồ nào cải đạo giữa chừng đều bị coi là phản bội và bị dùng gậy đánh chết.

Asahara sau đó nộp đơn xin chính thức công nhận Aum là một tổ chức tôn giáo song bị từ chối. Đáp trả, Aum mở chiến dịch quấy rối, chụp ảnh các văn phòng và nhà của các quan chức chính phủ và gửi thư rác, gọi điện thoại làm phiền.

Khi Aum được công nhận, Asahara quyết định tranh cử vào Quốc hội Nhật Bản ở một khu vực bỏ phiếu của Tokyo song chỉ nhận được 1.783 phiếu bầu trong tổng số 500.000 phiếu. Đây là một con số nhục nhã gấp đôi, vì tính riêng thành viên Aum tại đây đã lên tới hơn 3.000. Điều này chứng tỏ, gần một nửa tín đồ không bỏ phiếu cho giáo chủ.

Khi Sakamoto, một luật sư địa phương lên tiếng khuyên Aum nên bớt kỳ quái và dừng một số hoạt động có hại, Aum đã tổ chức một cuộc họp để lên kế hoạch ám sát anh ta.

Chúng chuẩn bị một ống tiêm kali clorua, chất gây ngừng tim, và lập kế hoạch phục kích luật sư này trên đường đi làm về nhưng cuối cùng quyết định xông vào nhà, phải đánh chết cả gia đình luật sư. Chúng chôn các thi thể ở các quận khác nhau và báo cáo lại cho thủ lĩnh.

Khi điều tra vụ mất tích của gia đình Sakamoto, cảnh sát phát hiện ra rằng gia đình không bị cướp, và một huy hiệu của giáo phái Aum được tìm thấy tại hiện trường. Lúc này, Asahara đã nhanh chóng đến chi nhánh Aum mới thành lập ở Bonn, Đức. Các cuộc điều tra không đi đến đâu. Song người dân bắt đầu cảnh giác với Aum. Số lượng tín đồ mới giảm đáng kể, và phiếu bầu cho Asahara vào Quốc hội cũng vậy.

Những người ủng hộ giáo chủ Asahara Shoko và Aum Shinrikyo diễu hành trong chiến dịch tranh cử vào Quốc hội Nhật Bản. Ảnh: Medium

Những người ủng hộ giáo chủ Asahara Shoko và Aum Shinrikyo diễu hành trong chiến dịch tranh cử vào Quốc hội Nhật Bản. Ảnh: Medium

Khoảng năm 1993, Aum xây dựng Satyan 7 (tiếng Phạn có nghĩa là "sự thật"), một nhà máy sản xuất hóa chất lớn, ngụy trang trong hình hài một ngôi đền, với chi phí khoảng 30 triệu USD để sản xuất sarin, tabun và VX, đều là các hợp chất được sử dụng làm vũ khí hóa học. Các cuộc điều tra của cảnh sát đã bị cản trở một phần bởi họ không sẵn sàng can thiệp vào các tôn giáo.

Tháng 6/1994, Aum vướng vào các vụ kiện tụng thương mại và Asahar nhận ra tất cả thẩm phán đều ác cảm với Aum, rất có thể sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho giáo phái. Các thẩm phán này tình cờ sống trong một khu phố sang trọng ở Matsumoto, vì vậy Asahar ra lệnh giết hết hết họ.

Tối 27/6/1994, các thành viên Aum đậu xe cách tư dinh của các thẩm phán 37 mét về phía tây và kích hoạt thiết bị bay hơi chứa sarin dạng khí khiến chất độc này phân tán khắp khu phố khiến 8 người chết và 200 người bị thương. Song cảnh sát lại lầm hướng điều tra, cho rằng vụ án gây ra từ thuốc trừ cỏ, nhằm giải quyết mâu thuẫn ái tình và bắt giữ, kết tội chủ tiệm thuốc sâu.

Một trong những hoạt động thường xuyên hơn của Aum là bắt cóc và đe dọa các chính trị gia, đặc biệt những người bất đồng với Aum. Trong một lần sơ sẩy, một tên để lại dấu vân tay và cảnh sát quyết định đột kích một cơ sở của Aum vào ngày 22/3/1995. Song đáng tiếc, một số cảnh sát trong chiến dịch này lại là gián điệp của Aum.

Asahara quyết định ra tay trước, trả thù cảnh sát bằng một cuộc tấn công bằng sarin trên các tàu điện ngầm Tokyo, tại ga Kasumigaseki, ngay gần trụ sở cảnh sát thủ đô.

Hai mục tiêu của cuộc tấn công này là đánh lạc hướng cảnh sát khỏi cuộc đột kích ngày 22 và và kích hoạt sớm "ngày tận thế" để Aum chiếm quyền kiểm soát.

Theo kế hoạch này, buổi sáng định mệnh của ngày 20/3/1994, 5 thành viên Aum với 11 túi nylon đựng sarin, bọc trong giấy báo bước lên tàu điện và dùng vật nhọn đâm thủng túi. Một trong số này chính là ông già kỳ lạ mà chàng giám đốc trẻ, Sakahara, gặp trên tàu.

Tám trong số những chiếc túi đã được chọc thủng thành công, 3 chiếc khác được tìm thấy còn nguyên vẹn quanh ga. Các vụ khủng bố tàu điện ngầm ở Tokyo đã khiến 13 người thiệt mạng và 6.252 người bị thương, nhiều người trong số này tàn tật, mù vĩnh viễn.

Đến tháng 9/1995, cảnh sát tiến hành 500 cuộc đột kích vào 300 cơ sở của Aum, thu 66.000 vật chứng và bắt 398 thành viên giáo phái.

Asahara Shoko (để râu) khi bị bắt. Ảnh: BBC

Asahara Shoko (để râu) khi bị bắt. Ảnh: BBC

Ngày 16/5/2018, khi giáo chủ Asahara bị bắt, Aum đã gửi một bức thư bom cho Thống đốc Tokyo, làm nổ các ngón tay trái của thư ký. Khi Asahara cuối cùng bị đưa ra xét xử, hắn ta đã sử dụng mọi thủ đoạn, tuyên bố bị bệnh tâm thần, song vô ích.

Hắn cùng nhiều tín đồ chủ chốt bị kết án tử hình, ngày 6/7/2018.

Vụ tấn công tàu điện ngầm ở Tokyo là một sự kiện đau thương dẫn đến nhiều thay đổi trong luật pháp và cả thái độ của người Nhật đối với tôn giáo. Trước đó, Nhật Bản thậm chí không có luật chống sản xuất hóa chất độc hại, song sau vụ khủng bố của Aum, mọi thứ đã thay đổi.

Hải Thư (Theo JT, CBS, BBC, Medium)

Xem thêm: lmth.5310354-nab-tahn-oad-yauhk-coh-aoh-ihk-uv-ob-gnuhk-iahp-oaig-na-uv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ án giáo phái khủng bố vũ khí hóa học khuấy đảo Nhật Bản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools