vĐồng tin tức tài chính 365

Những tháng cuối năm, DN sản xuất hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn

2022-11-02 03:19

Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn

Mới đây, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý nhà nước đã chỉ ra rất nhiều khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp phải dù cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng.

Nhìn chung xuất khẩu 10 tháng năm 2022 tăng trưởng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mục tiêu kế hoạch đề ra, với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 10 tháng ước đạt 312,8 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD. Đây là cơ sở để kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm có thể vượt cao hơn nhiều so với năm ngoái và tiếp tục có xuất siêu. Song, Bộ Công Thương - cơ quan quản lý Nhà nước cũng chỉ ra rất nhiều khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp phải.

Cụ thể, theo nhận định từ Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp không ít thách thức. Trong đó, giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng; tình trạng thiếu hụt gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng… tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng đối với thương mại.

Hơn nữa, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng tại nhiều quốc gia khi nguồn cung hàng hoá đứt gãy, các nước phải có biện pháp để ổn định hàng hoá trong nước.

Đặc biệt, các đơn đặt hàng từ phía nhà nhập khẩu có xu hướng giảm do tác động tiêu cực của lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... kết hợp với lượng hàng tồn kho cao tại các hệ thống bán lẻ sẽ làm giảm hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Điển hình với ngành dệt may, triển vọng đơn hàng cho quý 4/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của ngành dệt may không mấy khả quan, do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng. Số lượng đơn đặt hàng trong quý 4/2022 thấp hơn 25-50% so với quý 2/2022 tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ theo ước tính, do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao.

Chuỗi cung ứng vẫn nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu. Giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Xu hướng bảo hộ mậu dịch vẫn tiếp tục khi các quốc gia vẫn tăng cường việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước. Trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thiếu vốn và tiếp cận các nguồn vốn còn khó khăn ảnh hưởng đến phục hồi và mở rộng sản xuất.

Không chỉ dừng lại ở đó, lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia, là các thị trường lớn của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu, gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước. Nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Hoa Kỳ thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng, dẫn tới đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD.

Xuất khẩu đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường do bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu, giá đầu vào nhập khẩu cao hơn và triển vọng tăng trưởng không chắc chắn ở các đối tác thương mại chính của Việt Nam cũng có thể hạn chế khả năng duy trì thặng dư cán cân thương mại do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn (trên 200%).

Đáng lo ngại thời gian qua đồng USD tăng giá gây tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu do hiện nay nước ta phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, nhất là các ngành dệt may, da giày, điện tử, nhựa… Tỉ lệ mất giá của đồng VND so với đồng USD trong xu hướng mất giá chung làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với nhiều nước khác (như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia...).

Kinh tế - Những tháng cuối năm, DN sản xuất hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn

Khi đồng USD tăng sẽ tác động bất lợi đến nhập khẩu do hiện nay Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng vẫn nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu. Mặc dù giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Ảnh minh họa.

Tìm giải pháp

Bộ Công Thương cho biết, đã và đang tìm nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hoà, bền vững. Trong đó, tập trung hướng dẫn doanh nghiệp chuyển tiếp cận thị trường sang các nước châu Á, nơi ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát hơn, đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào thị trường truyền thống; tranh thủ nhu cầu khi các nước EU cắt giảm sản xuất đối với một số mặt hàng công nghiệp nặng, hóa chất, phân bón, thép...; nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực để ổn định trong nước... để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này;

Đồng thời, triển khai mạnh mẽ các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu thông qua các kênh hệ thống Thương vụ, TMĐT xuyên quốc gia, hỗ trợ thông tin thị trường tháo gỡ các rào cản để đa dạng hóa thị trường thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu; cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.

Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước để tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khi thị trường thế giới nhu cầu giảm nhằm giữ ổn định sản xuất cho doanh nghiệp và việc làm cho người lao động. Theo đó, tập trung các hoạt động XTTM thị trường trong nước, kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường phù hợp.

Phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng nắm bắt tình hình và xử lý, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các ngành hàng.

Tiếp tục theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu, trao đổi mua bán hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới, thúc đẩy thương mại chính ngạch; tăng cường công tác thông tin, định hướng doanh nghiệp chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch bền vững…

Một bức tranh khả quan hơn với nền kinh tế trong khu vực

EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiếm khoảng 1/10 kim ngạch thương mại hàng năm của khu vực nhưng lại chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối. Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc tại Campuchia Ken Loo nhấn mạnh rằng, khách hàng ở châu Âu hiện đang trong tình trạng hàng tồn kho còn dư quá nhiều sau khi giao dịch tăng vọt trong những tháng đầu năm 2021 và tình trạng cung vượt quá cầu trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19. Song, một số chuyên gia khác lại đưa ra một viễn cảnh tươi sáng hơn cho triển vọng thương mại trong ngắn hạn giữa châu Âu và khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, các doanh nghiệp châu Âu ở Đông Nam Á cho biết, đầu tư của châu Âu vào khu vực đã hồi phục mạnh mẽ khi đạt 25,5 tỷ USD trong năm 2021. Hơn nữa, thương mại song phương của châu Âu với 10 thành viên ASEAN đã gần như phục hồi trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2021, khi đạt kim ngạch 270 tỷ USD. Theo Giám đốc điều hành của Hội đồng Kinh doanh EU - ASEAN Chris Humphrey, khi cả hai khu vực bắt đầu phục hồi sau đại dịch, thương mại giữa EU và ASEAN đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 và tiếp tục kéo dài đến đầu năm 2022. Việc giao dịch giảm dần trong những tháng tới không phải là điều bất ngờ, nhưng ông vẫn tin vào quan hệ đầu tư và thương mại mạnh mẽ giữa EU và ASEAN trong tương lai.

Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế khác cho rằng, các doanh nghiệp nên dự báo về sự trì trệ chứ thay vì xuất khẩu giảm, không phải tất cả các thị trường Đông Nam Á đều chịu tác động theo cùng một cách, trong đó một số nền kinh tế định hướng xuất khẩu dự báo sẽ phải chịu nhiều tác động hơn trước những khó khăn kinh tế của các nước phương Tây vì họ có tỷ trọng xuất khẩu trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao. Một vấn đề khác đối với các nền kinh tế trong khu vực là nhu cầu của Trung Quốc không có khả năng phục hồi đủ để bù vào mức sụt giảm, chưa kể thị trường châu Âu và châu Mỹ có thể cùng lúc trải qua những cuộc suy thoái nhẹ.

Trúc Chi (theo VOV, Vneconomy)

Xem thêm: lmth.860875a-nahk-ohk-ueihn-pag-uahk-taux-gnah-taux-nas-nd-man-iouc-gnaht-gnuhn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những tháng cuối năm, DN sản xuất hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools