Đây là lần đầu tiên Amazon mất mốc nghìn tỷ USD kể từ tháng 4 năm 2020. Với diễn biến mới nhất, ông lớn thương mại điện tử đã không còn chỗ trong trong "câu lạc bộ nghìn tỷ USD" bao gồm những tập đoàn có giá trị vốn hơn từ 1.000 tỷ USD trở lên nữa.
Cổ phiếu Amazon đã giảm 5,9% vào thứ Ba (theo giờ Mỹ), phiên giảm thứ 5 liên tiếp và đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020. Theo CNBC, đợt bán tháo lần này đã xóa bỏ toàn bộ giá trị mà cổ phiếu Amazon tăng trong thời gian đại dịch diễn ra.
Cũng theo CNCB, các đầu tư đã quyết định "trừng phạt" gã khổng lồ thương mại điện tử vì dự báo vì dự báo kết quả kinh doanh quý 4 đáng thất vọng.
Amazon cho biết, ước tính trong quý có kì nghỉ lễ lớn nhất năm sẽ tăng từ 2% đến 8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này thấp hơn nhiều so với ước tính của các nhà phân tích. Bộ phận đám mây, Amazon Web Services, cũng báo cáo doanh số bán hàng yếu hơn mong đợi.
Amazon mất chỗ trong câu lạc bộ nghìn tỷ USD vì tình hình kinh doanh khó khăn
Sau khi tăng mạnh trong khoảng thời gian đại dịch diễn ra, cổ phiếu của Amazon đã giảm 42% trong năm 2022. Nhiều nhà phân tích dự báo, đây có thể là năm tồi tệ nhất cho cổ phiếu của Amazon kể từ năm 2008, khi ước chừng nó có thể giảm 45%. Trước đó, năm tồi tệ nhất cho tới thời điểm hiện này là 2000, trong sự sụp đổ của các công ty dot-com, khi công ty mất 80% giá trị.
Giống như phần còn lại của Big Tech, Amazon gặp nhiều khó khăn trong năm nay do nền kinh tế đi xuống, lạm phát tăng vọt và lãi suất tăng. Bên cạnh đó, công ty đã buộc phải thu hẹp quy mô sau khi mở rộng đáng kể trong thời kỳ đại dịch. Khi nỗi đe dọa về virus đã lùi xa, giờ đây người tiêu dùng đã quay trở lại mưa sắm trực tiếp tại các cửa hàng thay vì mua sắm trực tuyến
Theo tính toán, Amazon là công ty có hiệu suất kém thứ hai trong nhóm Big Tech năm nay, sau Meta, tập đoàn mẹ của Facebook, với mức giảm khoảng 72%. Tuần trước, Meta nói với các nhà đầu tư rằng doanh thu trong quý 4 có thể tiếp tục sẽ giảm.
Amazon nói riêng và nhóm Big Tech nói chung đang gặp nhiều khó khăn
Đầu năm nay vốn hoá của Meta là 1.000 tỷ USD, cho tới hiện giờ con số này đã giảm, xuống chỉ còn hơn 250 tỷ USD. Đà giảm giá này khiến Meta phải rời khỏi bảng xếp hạng 20 công ty lớn nhất thế giới.
Các cổ đông của Meta đang trả giá đắt cho ván cược vào metaverse (vũ trụ ảo). Điển hình là vào tuần trước gày 27/10, giá cổ phiếu Meta đã sụt giảm 23% trước thời điểm bắt đầu phiên giao dịch.
Nguyên nhân chủ yếu được cho là do giới đầu tư lo ngại vì khoản kinh phí khổng lồ cho metaverse và tình trạng sụt giảm doanh thu của tập đoàn.
VTV.vn - Theo Business Insider, từ cuối năm ngoái đến nay, Meta đã chi hơn 15 tỷ USD cho Reality Labs - bộ phận chịu trách nhiệm phát triển metaverse (vũ trụ ảo).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.32984420120112202-dsu-yt-nihgn-ob-cal-uac-gnort-ohc-tam-nozama/et-hnik/nv.vtv