Cụ thể, giữa tuần trước, Ford cùng với Volkswagen tuyên bố ngừng dự án xe hơi tự lái Argo AI, một dự án dài hơi của họ. Nguyên nhân là vì họ muốn tập trung vào các công nghệ tự lái ngắn hạn hơn.
Tổng giám đốc Jim Farley của Ford nói rằng họ từ bỏ theo đuổi xe hơi không người lái vì đây là vấn đề kỹ thuật khó khăn nhất hiện tại, đòi hỏi những bước đột phá đáng kể trong nhiều lĩnh vực thì mới cho ra được kết quả. Do đó Ford có thể tập trung vào ngắn hạn, rồi sau đó mua bản quyền một số công nghệ trong tương lai nếu cần thiết.
Trái ngược với Ford, Meta - công ty mẹ của Facebook - tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào metaverse, ngay cả khi mảng kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số của họ đang phát triển rất mạnh mẽ.
CEO Mark Zuckerberg của Meta thừa nhận rằng sẽ có nhiều người không đồng ý với khoản đầu tư vào metaverse. Tuy nhiên Zuckerberg vẫn kiên quyết với ý định của mình, bởi theo ông đây là lĩnh vực quan trọng, nền tảng trong tương lai, không đầu tư là “sai lầm”.
Chưa thể kết luận điều gì về thành công hay thất bại của hai hướng đi này. Thế nhưng chúng đã có những ảnh hưởng nhất định đến cổ phiếu của hai công ty.
Sau thông báo, Ford ghi nhận giá cổ phiếu tăng 1,4%, bất chấp việc ngừng dự án khiến họ mất 2,7 tỷ USD. Ngược lại giống như Zuckerberg nói, nhà đầu tư không thích quyết định này của ông, với bằng chứng là giá cổ phiếu Meta khi đóng phiên giao dịch hôm 27/10/2022 giảm đến 24,6%, và con số này có một phần nào đó là do quyết định của vị CEO.
Facebook tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào metaverse
Dĩ nhiên phản ứng của nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại cũng không phải là thước đo độ thành công của các chiến lược đến từ Ford và Meta.
Theo phân tích từ giáo sư kinh doanh Erik Gordon của trường Đại học Michigan, đối với Ford, công nghệ xe tự lái là cực kỳ tốn kém. Vậy nên không quá khó hiểu khi họ có phần chần chừ trong việc vừa đầu tư dài hạn vừa đầu tư ngắn hạn đối với một công nghệ còn ở tương lai xa.
Tuy nhiên đây cũng chính là rủi ro mà Ford phải đối mặt. Bởi xe tự lái có tiềm năng sẽ trở thành công nghệ chiếm phần lớn trong tương lai. Nếu không đầu tư đủ vào công nghệ này, thì trong tương lai Ford sẽ chỉ là nơi góp nhặt những công nghệ, kiếm một ít tiền, trong khi những bên khác có thể tạo ra doanh thu cực lớn do chịu đầu tư từ sớm.
Còn đối với Facebook, metaverse chính là kiểu “được ăn cả ngã về không”, có thể là một “công thức Coca cola mới” (thứ được đầu tư hoành tráng nhưng thất bại ê chề), hoặc trở thành một kiểu như “Amazon Web Services” (mảng dịch vụ điện toán đám mây rất thành công của Amazon).
Một điều cần lưu ý nữa trong quyết định của Meta và Ford. Đó là Zuckerberg có quyền kiểm soát Meta, không thể bị sa thải, ít chịu nhiều áp lực về giá cổ phiếu hơn. Còn CEO của Ford vốn dĩ cũng là một “nhân viên”, sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với nhà đầu tư. Do đó Zuckerberg có quyền “ngó lơ” và tập trung cho tương lai, còn Farley dù sao vẫn phải ổn định công ty ở hiện tại.
Và đừng quên: nhà đầu tư luôn muốn kết quả trong ngắn hạn, nhưng họ sẽ nhanh chóng từ bỏ nếu công ty không thấy những dự án dài hơi cho tương lai. Một điều rất mâu thuẫn!
Xem thêm: nhc.93772036030112202-ial-gnout-ohc-cougn-iart-gnouh-2-atem-av-drof/nv.fefac