- Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU tư vấn: Căn cứ theo điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thì nếu bạn và chồng cũ đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con, bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Nếu như bạn và chồng cũ không thỏa thuận được thì tranh chấp về việc đòi lại quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (theo khoản 3, điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), do đó bạn có thể gửi đơn khởi kiện cùng chứng cứ về TAND cấp huyện nơi chồng cũ của bạn đang cư trú.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con, bao gồm: đơn khởi kiện (theo mẫu); bản án; sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực); giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).
Ngoài ra, bạn cần cung cấp các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp, có thể là:
- Chứng minh trước tòa về việc bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần, đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con; chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất (thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định...) và tinh thần (có đủ thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu...) để người con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn bên không được nuôi con.
- Cung cấp các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thu nhập không ổn định như việc chồng cũ đã cưới vợ mới và không tự mình nuôi con mà giao cho em mình nuôi ở nơi khác...
TTO - Tôi và vợ sống như vợ chồng nhưng không có hôn thú, chúng tôi có một con chung 19 tuổi.