Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - Ảnh: BNGTQ
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 4-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tái khẳng định việc duy trì chính sách nhất quán về COVID-19 của nước này, đồng thời phủ nhận thông tin về kế hoạch khôi phục bay quốc tế vì đại dịch.
Cùng ngày, theo dữ liệu do Ủy ban Y tế quốc gia công bố, ca mắc mới COVID-19 tại đại lục tăng lên 3.871 ca trong ngày 3-11, mức cao nhất kể từ tháng 5 khi Thượng Hải trải qua đợt bùng dịch.
Gần 3 năm sau đại dịch, Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách phòng dịch nghiêm ngặt Zero COVID (Không COVID). Việc phong tỏa xảy ra thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của chủng Omicron có khả năng lây truyền cao. Phần lớn biên giới Trung Quốc cho tới nay vẫn đóng cửa.
Nhân viên văn phòng ở Thượng Hải xét nghiệm COVID-19, ngày 3-11 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin riêng cho biết Trung Quốc đang có kế hoạch loại bỏ hệ thống phạt các hãng hàng không vì đã mang vi rút vào trong nước. Đây được cho là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách Trung Quốc đang tìm cách giảm bớt tác động của chính sách phòng dịch.
Bắc Kinh vẫn chưa thông báo về việc khi nào hay bằng cách nào họ sẽ thay đổi cách tiếp cận với đại dịch. Đầu tuần này, cổ phiếu ở Trung Quốc tăng vọt sau khi có tin đồn rằng nước này đang chuẩn bị mở cửa vào tháng 3 năm sau.
Thành phố Vũ Hán, tâm dịch đầu tiên trên thế giới, đang duy trì các lệnh phong tỏa tạm thời trong lúc ca bệnh hàng ngày ở mức hai con số trong tuần qua.
Ngày 2-11, Trung Quốc tiến hành phong tỏa khu vực xung quanh nhà máy chính của Tập đoàn công nghệ Foxconn ở Trịnh Châu trong 7 ngày. Giới quan sát e ngại lệnh cấm mới nhất có nguy cơ cắt đứt dòng lao động bổ sung và các linh kiện cần thiết để tăng cường sản xuất trước mùa lễ.
Trong khi đó, thành phố Trịnh Châu chỉ mới vừa bỏ phong tỏa gần 13 triệu cư dân chỉ một ngày trước khi nhà máy của Foxconn bị phong tỏa.
Phong tỏa làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong tuần này, nhiều người ở Tây Ninh, thủ phủ tỉnh Thanh Hải, lên mạng than phiền về giá thực phẩm tăng nhanh và không được tiếp cận với các mặt hàng thiết yếu.
TTO - Tờ Nhân Dân nhật báo nhấn mạnh không khuyến khích xu hướng sống “nằm kệ đời” của Trung Quốc hiện nay, và càng không dùng cách tiếp cận này cho cuộc chiến với COVID-19.
Xem thêm: mth.5530706140112202-divoc-orez-irt-neik-hnid-gnahk-couq-gnurt/nv.ertiout