Những lúc bán ế, bà Tuyết đẩy chiếc xe xôi rong ruổi mưu sinh
Trong những ngày đầu nuôi con người dưng, bà Tuyết phải chèo chống vượt muôn ngàn khó khăn. Số tiền ít ỏi dành dụm nhiều năm từ mâm xôi cũng "đội nón" ra đi với những lần con lâm bệnh, nhiều lần rơi vào cảnh bi đát phải vay mượn khắp nơi để chữa trị cho con.
Bà đến với chồng cùng cảnh rổ rá cạp lại, nhưng chồng cũng bỏ bà đi tìm hạnh phúc mới và để lại đứa con vốn không có máu mủ ruột rà gì với bà.
Nuôi con từ lúc còn đỏ hỏn, khát sữa, có cháo ăn cháo, có cơm ăn cơm, bà Tuyết tâm sự:
"Tôi gọi cháu là Nhí cho dễ nuôi, và do không có giấy tờ gì nên không thể làm khai sinh cho con. Nhiều người góp ý lo cho các con mình chưa xong thì nuôi thêm Nhí làm gì cho cực, nên đưa cháu vào chùa. Nhưng tôi dứt khoát không chịu. Cháu đã bị bỏ rơi một lần rồi, lẽ nào tôi lại đành đoạn bỏ rơi thêm lần nữa".
Bà Tuyết tâm niệm việc nuôi Nhí như món quà trời ban cho gia đình. "Con trai lớn của tôi đã có gia đình riêng, con gái út thì có thể tự nuôi bản thân rồi nên tình thương tôi đặt nhiều vào Nhí, con thiệt thòi không được lanh lợi nên tôi càng thương hơn.
Chỉ mong mẹ con có sức khỏe để nương tựa vào nhau. Mẹ tôi thì bị tai biến nằm một chỗ, nên bây giờ tôi không thể vắng nhà một ngày vì có hai người đang cần mình chăm sóc", bà Tuyết bộc bạch.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng bà Tuyết luôn phấn đấu để cải thiện cuộc sống gia đình
Bà Tuyết chăm sóc Nhí với tất cả niềm yêu thương
Căn phòng trọ hơn 10m2 tuy ẩm thấp, tối tăm nhưng ấm cúng
Mâm xôi hơn 25 năm ròng nuôi sống các con và mẹ già
Nhí rất hạnh phúc khi mua đồ lặt vặt giùm bà con hàng xóm
Những phút giây hạnh phúc của bà Tuyết cùng Nhí
TTO - Tiếng xe máy tụ về Trường THCS Đức Lợi (xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi), những người phụ nữ làng biển góp nhặt từng mảnh ve chai để lo cho những đứa con không phải máu mủ của mình.
Xem thêm: mth.66832910160112202-gnud-iougn-noc-ioun/nv.ertiout