Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội) - Ảnh: D.LIỄU
Ngày 7-11, Văn phòng Chính phủ vừa trả lời về kết quả thực hiện thí điểm tự chủ bệnh viện theo nghị quyết số 33.
Sau hai năm thực hiện thí điểm tự chủ bệnh viện theo nghị quyết số 33, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ. "Sau khi rà soát các quy định, Bộ Y tế nhận thấy các nội dung thí điểm tự chủ của bệnh viện được quy định trong nghị quyết số 33 đều đã được quy định cụ thể trong các nghị định của Chính phủ mới được ban hành trong năm 2020 và năm 2021"- báo cáo nêu.
Vì vậy, Bộ Y tế kiến nghị dừng thí điểm cơ chế tự chủ theo nghị quyết 33 tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K. Hai bệnh viện sẽ chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ theo nghị định số 60 ngày 21-6-2021 của Chính phủ và các nghị định của Chính phủ.
Trả lời báo cáo của Bộ Y tế về việc tiếp tục thực hiện tự chủ Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K sau thời gian thí điểm, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế thực hiện theo quyết nghị của Chính phủ tại nghị quyết số 33.
Theo nghị quyết số 33, sau hai năm thí điểm tự chủ toàn diện, nếu không hiệu quả sẽ thực hiện theo quy định hiện hành, tức là Nghị định 60 hiện đang áp dụng tại một số cơ sở y tế như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức...
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế báo cáo rõ nguyên nhân chưa thực hiện thí điểm tự chủ của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Chợ Rẫy. Bên cạnh đó, làm rõ bài học kinh nghiệm, tồn tại, hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục, điều chỉnh.
Đồng thời, nêu rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị cụ thể các cơ chế, chính sách cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế tự chủ các bệnh viện công lập.
Bộ Y tế tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các bộ, ngành đối với nội dung đánh giá nêu trên, khẩn trương hoàn thiện báo cáo, trình Chính phủ trước ngày 25-11.
Trước đó, sau thời gian thí điểm hai năm, hai bệnh viện Bạch Mai và K đều có ý kiến xin dừng tự chủ toàn diện do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, khiến bệnh viện gặp nhiều khó khăn.
TTO - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng khi xây dựng cơ chế tự chủ cần thận trọng, chắc chắn và cần thiết kế để giữ chân được người tài, người giỏi làm việc ở khu vực công, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế.
Xem thêm: mth.15973838170112202-neid-naot-uhc-ut-gnud-k-neiv-hneb-av-iam-hcab-neiv-hneb/nv.ertiout