vĐồng tin tức tài chính 365

Cần xử nghiêm bác sĩ kê toa thực phẩm chức năng; thanh niên Hà Nội có cao được 1,7m?

2022-11-08 16:39
Cần xử nghiêm bác sĩ kê toa thực phẩm chức năng; thanh niên Hà Nội có cao được 1,7m? - Ảnh 1.

Đơn thuốc mà anh Nguyên được bác sĩ kê toa gồm bốn loại "thuốc" mà chẳng liên quan gì đến bệnh sốt xuất huyết - Ảnh: Đ.T.

Bác sĩ gì kỳ vậy trời!

Sau khi đọc bài "Đi khám sốt xuất huyết được… kê đơn thực phẩm chức năng", hàng chục bạn đọc cho rằng kê đơn như vậy là hại, móc túi bệnh nhân. Rất nhiều người cũng cho biết mình đã từng bị kê toa thực phẩm chức năng như vậy.

Và theo nhiều bạn đọc cần xử lý nghiêm những trường hợp như trên. "Đã đưa tin thì cũng mong báo sẽ làm tới cùng vụ này, để trừng phạt thích đáng vị bác sĩ. Người bệnh trong bài phải hợp tác với báo, để vạch trần trò lừa đảo này", bạn đọc có nick name Lão Gàn bức xúc.

Tương tự, bạn đọc Giang cho rằng nên nêu luôn tên bệnh viện và nữ bác sĩ kia để bệnh nhân biết đường mà né nếu bị bệnh vì rất nguy hiểm.

Cũng chung đòi hỏi, bạn đọc Nguyễn Tuấn đặt vấn đề: Bệnh viện nào sao báo không nêu đích danh. Việc làm thất đức này chẳng khác nào hại người nếu bệnh trở nặng. Bác sĩ tắc trách như thế nào không công khai làm rõ thì quá thiệt thòi cho người bệnh.

Nêu thêm về thực trạng vấn đề trên, bạn đọc Trường cho biết hiện nay có không ít bác sỹ hay kê thêm một vài loại thuốc hay thực phẩm chức. "Bởi vì nhiều hoa hồng hoa huệ quá nên bác sỹ quên hết kiến thức mình đã học sao?", bạn đọc Phạm Văn Trung viết.

Còn bạn đọc Thong Thu cũng cho biết tình trạng trên không chỉ diễn ra ở thành phố lớn mà có ở cả các tỉnh thành, vùng quê.

"Đây thực sự là một vấn nạn. Tội nghiệp bệnh nhân nghèo. Gia đình tôi chứng kiến một thực trạng tương tự đối với một bệnh viện ở Nghệ An. Cha tôi ung thư giai đoạn cuối cũng bị tình trạng tương tự", bạn đọc Thu kể lại.

Việc kê toa thuốc như trên thật sự làm giảm lòng tin của bệnh nhân nơi các bác sĩ. Và không ít bạn đọc đặt vấn đề liệu có lợi ích trong kê toa đơn thuốc. "Khi nhà thuốc bán thuốc có tổng thành tiền và có ghi chú toa của bác sĩ nào. Cuối mỗi tháng sẽ ra một con số nào đó thì chuyện gì sẽ xảy ra mọi người tự hiểu nha nha!" bạn đọc Tư Ếch bình luận.

Và để chấm dứt tình trạng trên, bạn đọc Mai Kiều đề xuất: Luật khám chữa bệnh sửa đổi cần quy định rõ trách nhiệm của người chỉ định xét nghiệm và kê đơn đảm bảo tính cần thiết của các xét nghiệm được chỉ định cũng như đơn thuốc đã kê đối với bệnh nhân đang được khám/điều trị.

"Ngoài ra bác sĩ phải giải thích rõ với bệnh nhân khi được yêu cầu. Nếu thực hiện được những điều này sẽ giảm rất nhiều chi phí và thời gian của người bệnh", bạn đọc Mai Kiều viết.

Có loại thuốc chào thầu rẻ hơn cả bột mỳ

Cụ thể, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) trong chiều 7-11, khi các đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật đấu thầu (sửa đổi) và Luật giá (sửa đổi) đã phát biểu: "Có những loại thuốc chào thầu rẻ giật mình, tôi nghĩ có làm bằng bột mì cũng không có giá đó".

Cần xử nghiêm bác sĩ kê toa thực phẩm chức năng; thanh niên Hà Nội có cao được 1,7m? - Ảnh 3.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan - Ảnh: QUANG PHÚC

Bà Lan đề nghị cần xây dựng chương riêng cho đấu thầu thuốc, vật tư y tế tiêu hao và trang thiết bị nhưng phải đơn giản hơn và hướng đến vấn đề chất lượng.

Bởi theo bà Lan: "Khi đấu thầu giá rẻ nhất sẽ thắng thầu. Mà giá rẻ nhất sẽ đi theo chất lượng. Trong hành chính nếu lỡ chọn mặt hàng rẻ nhất cũng chưa ảnh hưởng gì nhiều lắm. Nhưng trong lĩnh vực y tế là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân, cả cộng đồng, xã hội…".

Đồng ý và cho rằng phát biểu của bà Lan hay, bạn đọc Từ Nguyễn Gia Linh cho rằng đây cũng là vấn đề tranh cãi hiện nay giữa bệnh viện, nhà thầu và cả bảo hiểm xã hội.

"Thậm chí, có nơi đã đấu thầu xong thuốc bảo hiểm y tế với mức giá rất rẻ. Nhưng một hai tháng sau, có nơi mua được thuốc giá rẻ hơn, thì bên bảo hiểm quay ngoắt, thanh toán giá rẻ nhất đó", bạn đọc M.T. nêu thực tế.

Cùng quan điểm, bạn đọc Hiền viết: Cảm ơn hai đại biểu là bác sĩ Lan và bác sĩ Nguyễn Tri Thức đã nói lên sự thật ngành y tế. Ý kiến 2 vị rất hay và xác đáng. "Mua cái cần chứ mua cái rẻ mà không cần thì không xài được. Riêng đối với thuốc và vật tư y tế, nếu không có thuốc, vật tư y tế để dùng kịp thời thì ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân", bạn đọc Linh cùng chia sẻ.

Nhìn ở góc độ khác, bạn đọc Tampt lý luận: Tôi cũng thấy lạ, đấu thầu là thủ tục còn hàng thì đương nhiên phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định bệnh viện mới nhận và sử dụng chứ sao lại nhận hàng không đảm bảo chất lượng để rồi đổ lỗi cho đấu thầu?

"Nói chung, giá phải tối ưu, chất lượng phải đảm bảo. Nếu chất lượng không đảm bảo thì phải bồi thường", bạn đọc Tampt nêu ý kiến.

Hà Nội đặt mục tiêu nam thanh niên cao 1,705 m vào 2030 liệu có khả thi?

Đa phần bạn đọc đồng tình với việc cần chăm sóc cho con em chúng ta mai sau có sức khỏe, chiều cao thích hơp. Thế nhưng để đạt được điều ấy thì cần thực hiện rất nhiều giải pháp chứ không chỉ đặt mục tiêu rồi để đấy.

"Ủa rồi đặt mục tiêu để làm gì? Có thiết thực không? Sở y tế và các ban ngành liên quan có phương án gì cụ thể để hiện thực hóa hay để gia đình và trẻ em tự bơi?", bạn đọc có nick name Đàn ông Sài Gòn đặt vấn đề.

Nhìn ngay vào thực tế, bạn đọc Phiêu Lãng cho rằng nếu cứ như hiện tại thì khó thực hiện được mục tiêu như Hà Nội đặt ra.

Bởi theo bạn đọc Phiêu Lãng, ở độ tuổi dậy thì trẻ phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều sữa, vận động thể thao thường xuyên và hằng ngày phải ngủ sớm để ngủ đủ ít nhất 8h/ngày.

"Với chương trình học hiện nay, ăn uống chụp dựt còn không kịp thời gian đi học và học thêm. Không có thời gian để trẻ vận động thể chất, không vó đủ thời gian để trẻ ngủ đủ giấc thì sao mà phát triển chiều cao được?

Muốn trẻ phát triển chiều cao thì cần giảm bớt thời gian và áp lực từ trường học để trẻ có thêm thời gian tham gia các môn thể thao phát triển thể chất và ngủ đủ giấc, ăn uống thoải mái và đủ dinh dưỡng", bạn Phiêu Lãng viết thêm.

Tương tự bạn đọc Huỳnh Nguyên Thạch cùng chung ý kiến: Chỉ cần thấy việc học hành của các con như hiện nay thì lấy đâu ra chiều cao. Đó là chưa nói đến việc con còn bị đèo đẹt nữa ấy chứ.

"Muốn đạt được như trên thì phải lùi giờ vào học đến 9h để con nít ngủ cho đã mắt và phải giảm 50% chương trình học để con nít có nhiều thời gian chạy nhảy thì mới cao được.

Bởi hormone tăng trưởng chỉ tiết ra nhiều khi trẻ ngủ nhiều và khi trẻ vận động mạnh tháo mồ hôi nhiều", bạn đọc Lê Phổ đúc kết.

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ điều gì thêm về những vấn đề trên?

Bạn có từng bị kê toa thuốc thực phẩm chức năng không? Theo bạn, các bác sĩ có nên kê toa thực phẩm chức năng như trên?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

"Có loại thuốc chào thầu rẻ giật mình, làm bằng bột mì cũng không có giá đó"'Có loại thuốc chào thầu rẻ giật mình, làm bằng bột mì cũng không có giá đó'

TTO - Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) đề nghị cần xây dựng chương riêng cho đấu thầu thuốc, vật tư y tế tiêu hao và trang thiết bị nhưng phải đơn giản hơn và hướng đến vấn đề chất lượng.

Xem thêm: mth.4224826180112202-m7-1-coud-oac-oc-ion-ah-nein-hnaht-gnan-cuhc-mahp-cuht-aot-ek-is-cab-meihgn-ux-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần xử nghiêm bác sĩ kê toa thực phẩm chức năng; thanh niên Hà Nội có cao được 1,7m?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools