An toàn vẫn là yếu tố chính được dư luận quan tâm, nhất là sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Quay lại với điện hạt nhân đang là xu hướng tại Nhật Bản cũng như nhiều nước khác nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng và thực hiện mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo quy định hiện hành, các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản có thời gian hoạt động là 40 năm và tối đa là 60 năm. Nếu theo quy định này, thì đến năm 2050 chỉ có 5 trong tổng số 30 nhà máy điện hạt nhân còn có thể hoạt động.
Để đảm bảo tận dụng tối đa nguồn năng lượng hạt nhân, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã đưa ra các phương án, thứ nhất là bỏ giới hạn thời hạn hoạt động, thứ hai là giữ nguyên quy định nhưng sẽ không tính thời gian tạm ngừng hoạt động để kiểm tra sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima cho đến nay.
Nhà máy điện hạt nhân Takahama tại tỉnh Fukui, Nhật Bản. (Ảnh: KYODO)
Cùng với việc cân nhắc kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân, cơ quan quản lý hạt nhân của Nhật Bản cũng đã bắt đầu xem xét các biện pháp đảm bảo cho các hoạt động của các nhà máy này. Trong đó quan trọng nhất là quy định phải đánh giá mức độ an toàn 10 năm một lần đối với các nhà máy điện hạt nhân đã hoạt động trên 30 năm và đánh giá mức độ an toàn thường xuyên đối với các cơ sở điện hạt nhân đã hoạt động trên 60 năm.
Phương án kéo dài thời gian hoạt động cho nhà máy điện hạt nhân sẽ mang lại lợi ích về các kinh tế và môi trường cho Nhật Bản, tuy nhiên đề xuất này vẫn đang vấp phải những lo ngại từ cả các chuyên gia và người dân.
Đa số những người ủng hộ phương án kéo dài thời gian hoạt động cho rằng, sử dụng điện hạt nhân sẽ đóng vai trò quan trọng để giảm áp lực về năng lượng, cũng như đảm bảo mục tiêu trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trong khi theo ý kiến của những người phản đối, chưa có cơ sở khoa học để kéo dài thời gian hoạt động, những người này cũng cho rằng, chính phủ đã quên bài học nhà máy điện hạt nhân Fukushima quá nhanh.
Nhật Bản đã thành lập ủy ban chuyên gia để xem xét các các phương án đưa ra, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, các phương án đều sẽ xem xét trên cơ sở cân nhắc đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn hoạt động trong thời gian dài cho các nhà máy điện hạt nhân, phương án cuối cùng dự kiến sẽ được quyết định vào cuối năm nay.
VTV.vn - Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung năng lượng. Trở lại với điện hạt nhân được xem là một giải pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.66415421101112202-nahn-tah-neid-gnud-nah-ioht-iad-oek-tex-mex-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv